Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Từ vị thế "quân vương Trung Quốc" thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của "tỷ phú ngông cuồng" đã sụp đổ như thế nào?

Jia Yueting nổi lên như gã khổng lồ ngông cuồng muốn nuốt chửng cả thế giới công nghệ, nhưng chính tham vọng đó suýt chút nữa phá hủy hoàn toàn đế chế LeEco sau hơn thập kỷ gây dựng.

    Từ vị thế "quân vương Trung Quốc" thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của "tỷ phú ngông cuồng" đã sụp đổ như thế nào?
    13 năm trước, chàng doanh nhân người Sơn Tây Jia Yueting đã đặt viên gạch đầu tiên gây dựng nên gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc mang tên LeEco. Đó không phải là một công ty đơn thuần chỉ tập trung vào vài ba sản phẩm, thay vào đó nó giống như một đế chế hùng mạnh muốn “cân” cả thế giới. Người ta ví LeEco như Sony, Apple, Netflix hay Tesla của Trung Quốc bởi tính đa ngành và mức ảnh hưởng của hãng.
    Từ vị thế quân vương Trung Quốc thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của tỷ phú ngông cuồng đã sụp đổ như thế nào? - Ảnh 1.
    Jia Yueting từng rất tự tin vào đế chế mình xây dựng
    Jia Yueting nhanh chóng trở thành tỷ phú đầy quyền lực, một huyền thoại sống, một "quân vương công nghệ mới" mà bất kể người dân Trung Quốc nào cũng cúi đầu thán phục.
    Thế nhưng, di sản Jia để lại không tương đồng với sự lớn mạnh của LeEco. Đầu tuần này, trùm công nghệ Trung Quốc chính thức rút khỏi vị trí CEO sau liên tiếp những thất vọng về tình hình tài chính và các vụ bê bối vài tháng nay. Giới chóp bu phải từ bỏ dự án xe điện tự lái Faraday Future tại Mỹ vốn mang tham vọng đánh bại Tesla ngay trên đất Mỹ.
    Chỉ trong vòng 6 năm, đế chế công nghệ dưới thời Jia đã đốt không 7 tỷ USD khiến các đơn vị kinh doanh khác quay cuồng với tình trạng thiếu tiền mặt.
    Triết lý của LeEco là trở nên vĩ đại hay là chết, nhưng không bao giờ tầm thường hóa bản thân”, tuyên bố đầy tự tôn của nhà sáng lập Jia Yueting trên báo Trung Quốc.
    Từ chỗ biến LeEco thành công ty tỷ đô, Jia lại từng bước khiến con cưng của mình trượt dần vào vòng xoáy nguy hiểm.
    Từ vị thế quân vương Trung Quốc thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của tỷ phú ngông cuồng đã sụp đổ như thế nào? - Ảnh 2.
    Năm 2004: bước đi nhạy bén trên thị trường video trả tiền tại Trung Quốc
    Jia Yueting bắt đầy gây dựng đế chế từ dịch vụ video trực tuyến đầu tiên của Trung Quốc. Năm 2004, ông thành lập Le.com chuyên phát phim và chương trình truyền hình bản quyền theo hình thức thuê bao. Một thành quả ấn tượng bởi thị trường trong nước vốn là “lãnh địa” của vi phạm bản quyền. Rất khó để thuyết phục khách hàng bỏ tiền cho những thứ họ dễ dàng tìm thấy trên mạng. Nhưng đó đồng thời là lợi thế khi công ty chỉ phải trả mức phí cấp phép tương đối thấp.
    Đến năm 2010, Le.com chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. Thật lạ là tới thời điểm hiện tại, đây cũng là đơn vị duy nhất của LeEco có lợi nhuận.
    2011 đến 2013: tham gia bán phần cứng với chiến lược “lấy công làm lãi”
    LeEco tự hào với những dịch vụ online như cung cấp nội dung độc quyền, dịch vụ đám mây, nhạc số và nhiều sản phẩm khác. Chúng trở thành con bài quan trọng trong chiến lược phát triển phần cứng. Tiền đăng ký, trả phí nội dung và quảng cáo sẽ bù vào ưu đãi giá phần cứng vốn sát hoặc thấp hơn chi phí sản xuất. Trong các đợt truyền thông của mình, hãng luôn coi TV, điện thoại thông minh và thậm chí cả ôtô là các kênh phân phối nội dung.
    Từ vị thế quân vương Trung Quốc thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của tỷ phú ngông cuồng đã sụp đổ như thế nào? - Ảnh 3.
    LeEco trở thành gã khổng lồ đa ngành đầy tham vọng
    Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bắt đầu bán TV vào năm 2011. Hai năm sau, LeEco đã nhảy sang cả lĩnh vực kinh doanh smart TV với lợi thế sở hữu kho nội dung độc quyền. Nhờ số cổ phiếu nắm giữ ở công ty dịch vụ video và smart TV, khối tài sản của Jia tăng vọt lên 3 tỷ USD, trở thành tấm gương cho khát vọng “cá chép hóa rồng” của giới doanh nhân bản địa.
    Từ vị thế quân vương Trung Quốc thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của tỷ phú ngông cuồng đã sụp đổ như thế nào? - Ảnh 4.
    2014 – 2015: LeEco phình to, bắt đầu "đốt tiền" cho tham vọng lớn
    Sau khi xây dựng xong hệ thống tích hợp phần cứng và nội dung, LeEco bắt đầu vung tiền và mở rộng quy mô. Công ty mở thêm mảng kinh doanh điện thoại Le Phone vào năm 2015 dù cái tên này chưa bao giờ trở thành thế lực thực sự trên thị trường di động. Nó thậm chí còn chẳng có tiếng nói trước “gà nhà” Xiaomi hay Huawei. Từ năm 2014, gã khổng lồ công nghệ Bắc Kinh lấn sân sang sản xuất xe điện thông minh và thiết bị thực tế ảo. Mang chí lớn, LeEco khởi động dự án nhằm lật đổ cả Tesla.
    Từ vị thế quân vương Trung Quốc thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của tỷ phú ngông cuồng đã sụp đổ như thế nào? - Ảnh 5.
    Matt Damon vào vai lính đánh thuê trong bom tấn "Tử chiến Trường thành" do Le Vision Pictures sản xuất
    Cũng năm 2014, Jia còn rót vốn cho hãng xe tự lái Faraday Future tại Mỹ. Mảng nội dung số tiếp tục mở rộng thêm với sản phẩm LeSports chuyên về thể thao. LeEco cứ thế nẩy nở gấp đôi số đơn vị kinh doanh, như Le Vision Pictures, một công ty sản xuất và phân phối phim.
    2015: Huy động vốn và bán cổ phiếu để lấy tiền nuôi cỗ máy khổng lồ
    Khi đế chế phình ra nhanh chóng, “Steve Jobs” Trung Quốc tất yếu phải cần nguồn vốn lớn hơn, đặc biệt giữa lúc các đối thủ tung những ván bài “chí mạng”. Gã khổng lồ Xiaomi tỏ rõ tham vọng muốn tranh miếng bánh về smart TV và kinh doanh nội dung số. Baidu, Tencent và Alibaba lũ lượt đẩy mạnh phát triển nền tảng video trực tuyến riêng khiến chi phí và tính cạnh tranh về cấp, mua bản quyền trở nên nóng hổi.
    Trong tháng 7 và tháng 10 năm 2015, Jia phải bán hàng trăm triệu cổ phiếu cá nhân và thu về tổng cộng 830 triệu USD. Năm đó, LeEco cũng huy động được 530 triệu USD cho công cuộc mở rộng hoạt động kinh doanh điện thoại sang thị trường Ấn Độ, Mỹ và HongKong. Mảng thể thao trực tuyến LeTV Sports nhận khoản đầu tư 128 triệu USD trong năm đó và 1,2 tỷ USD một năm sau.
    Từ vị thế quân vương Trung Quốc thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của tỷ phú ngông cuồng đã sụp đổ như thế nào? - Ảnh 6.
    Năm 2016: Sóng gió bủa vây LeEco
    Giữa lúc gây quỹ và bán cổ phiếu, Jia đồng thời tiếp tục theo đuổi con đường thúc đẩy doanh nghiệp đạt đến giới hạn của sự phát triển. Vào năm 2015, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đầu tư 700 triệu USD vào ứng dụng gọi xe Yidao Yongche. Sang 2016, công ty thông báo ý định mua lại hãng sản xuất TV Vizio của Mỹ với giá 2 tỷ USD (dù sau đó tuyên bố thương vụ không hoàn thành) và trở thành cổ đông chính của Coolpad, một công ty thiết bị viễn thông trụ sở tại Thâm Quyến.
    Từ vị thế quân vương Trung Quốc thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của tỷ phú ngông cuồng đã sụp đổ như thế nào? - Ảnh 7.
    Jia Yueting (trái) và William Wang của Vizio trong thời gian còn nồng ấm
    Chưa dừng lại ở đó, LeEco tiếp tục mua tài sản của “cựu vương” Yahoo tại Santa Clare, California nhằm phục vụ cho cuộc đánh chiếm thị trường Mỹ.
    Một động thái khá bất ngờ, LeEco đã công bố mẫu xe điện tự lái thương hiệu riêng, tách biệt với Faraday Future, mang tên LeSee tại Mỹ. Tuy nhiên, cả hai model chưa thấy có kế hoạch giới thiệu sản phẩm hoàn thiện đầu tiên.
    Nhìn vào bức tranh phát triển của LeEco, chúng ta không lạ khi thời điểm cuối năm 2016, nhà sáng lập Jia mất dần vẻ “ngông cuồng” để thực tế tuyên bố bản thân đã hết tiền. Đến tháng 11, tình hình trở nên ảm đạm tới mức Jia phải tự giảm lương xuống còn 1 nhân dân tệ. Đồng thời, ông nén lòng tự trọng để viết bức tâm thư dài tỏ bày cùng nhân viên và thừa nhận sai lầm khi đưa công ty phát triển quá nóng.
    Từ vị thế quân vương Trung Quốc thách thức cả Apple lẫn Tesla, đế chế khổng lồ của tỷ phú ngông cuồng đã sụp đổ như thế nào? - Ảnh 8.
    LeEco mang tham vọng lật đổ Tesla ngay tại xứ cờ hoa
    Chúng tôi mù quáng đẩy mọi thứ đi quá nhanh, như một hệ quả khiến nhu cầu tiền mặt cũng tăng theo. Mọi thứ được bung hết sức phục vụ cho chiến lực toàn cầu”, ông viết đầy tâm trạng.
    Đó là động thái xuống giọng khác hẳn vẻ cao ngạo thường thấy của Jia , đặc biệt chiến lược gia này từng tỏ thái độ khinh miệt coi Apple như một kẻ lạc hậu và già nua.
    Không lâu sau bức tâm thư, công ty đã huy động thêm 600 triệu USD, một phần trong đó đến từ những bạn học của Jia. Hầu hết vốn đầu tư được chuyển cho đơn vị xe tự lái của LeEco hiện đang cần phải chi tới 1,45 tỷ USD phục vụ mục đích “phủ đầu” thị trường Mỹ.
    Năm 2017: Cuộc gây quỹ thần thánh giữa lúc LeEco tiếp tục gỡ ra từng phần
    Trong năm nay, cuộc khủng hoảng tiền mặt của LeEco tiếp tục trầm trọng khiến hãng phải xoay sở tứ bề. Vào tháng Giêng, LeEco huy động được khoản đầu tư trị giá 2,18 tỷ USD từ công ty kinh doanh nhà đất Sunac.
    Để tạo thêm nguồn vốn, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiến hành đàm phán bán bớt bất động sản của mình và thu nhỏ dần số nhân viên tại Mỹ. Thương vụ mua lại nhà sản xuất truyền hình Vizio cũng đổ bể, trong khi Faraday Future đối mặt hàng loạt vụ kiện liên quan tới chi trả thầu khoán.
    Từ tham vọng biến LeEco thành đế chế hùng mạnh làm chủ toàn bộ ngành công nghệ thế giới, Jia phải ngậm ngùi xin từ chức CEO dù vẫn đảm đương vai trò chủ tịch. Từng đấy cũng đủ để thấy LeEco đang phải đối mặt với nhiều thách thức như thế nào trên con đường bước vào ngôi đền huyền thoại. Quan trọng hơn cả, công ty cần tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định đủ cung cấp cho cỗ máy khổng lồ thay vì mãi trông chờ vào các đợt đầu tư.
    Theo LE MIN KOP
    Trí thức trẻ

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét