Savills vừa công bố chỉ số giá nhà ở quý 1/2017 tại TPHCM. Theo đó, thị trường ghi nhận giao dịch èo uột đối với phân khúc BĐS cao cấp, tuy nhiên BĐS vừa túi tiền vẫn có tốc độ bán hàng khá tốt.
Cụ thể, báo cáo của Savills ghi rõ, trong năm 2016, chỉ số giá nhà ở tăng đáng kể do có nhiều dự án trung và cao cấp gia nhập thị trường trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, tăng trưởng có dấu hiệu chững lại vào Q1/2017 với chỉ số đạt 92 điểm, không đổi theo quý và tăng 1 điểm theo năm.
Sau khi ghi nhận lượng giao dịch kỷ lục trong 5 năm qua tại Q4/2016, số căn hấp thụ trong Q1/2017 giảm 13% theo quý. Tỉ lệ hấp thụ trung bình giảm 1 điểm phần trăm so với quý trước, do lượng giao dịch Hạng A và B giảm lần lượt 50% và 35% theo quý.
"Trong khi đó Hạng C hoạt động tốt, với số căn bán tăng 10% theo quý, chiếm 62% tổng lượng giao dịch", báo cáo của Savills nhấn mạnh. Thực tế cho thấy, những dự án căn hộ hạng C nằm tại khu vực hạ tầng giao thông đồng bộ và có hỗ trợ về thanh toán đang có thanh khoản khá tốt trên thị trường.
Tại khi Đông có thể kể đến như lễ mở bán mới đây của dự án Him Lam Phú Đông, 236/238 căn hộ Block D đã nhanh chóng được đặt mua chỉ sau một thời gian ngắn mở bán. Mức giá khá cạnh tranh 1,6 tỷ đồng và chính sách trả chậm 1%/tháng tạo sức hút thanh khoản cho Him Lam Phú An. Được biết, dự án Him Lam Phú An đã xây lên đến tầng 9. Và với tiến độ trung bình 3 sàn/tháng, tòa nhà đầu tiên sẽ được cất nóc trong tháng 8/2017. Dự kiến khách hàng sẽ được nhận nhà vào tháng 8/2018.
Ngoài Him Lam Phú An thị trường cũng chứng kiến dự án căn hộ Tara Residence (quận 8) cũng ghi nhận số lượng giao dịch khá cao ngay sau khi mở bán, 200/238 căn hộ Block D cũng đã được giao dịch thành công. Tương tự, trong thời gian qua, các dự án vừa túi tiền khác cũng thành công trong việc cán mốc doanh số ấn tượng điển hình có Moonlight, I-Home, Sai Gon Skyway…
Lý giải nguyên nhân BĐS vừa túi tiền vẫn là tâm điểm trên thị trường trong khi căn hộ cao cấp bị bỏ ngỏ, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Nhà giá rẻ là phân khúc duy nhất chưa bao giờ gặp khủng hoảng, có tỷ lệ nhà đầu tư thứ cấp cực thấp nhưng thanh khoản luôn ổn định nhất thị trường. Khi bất động sản gặp khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã tự cứu mình bằng cách quay trở về với dòng sản phẩm nhà ở thương mại giá rẻ, thậm chí có doanh nghiệp đã dịch chuyển hẳn sang phân khúc nhà ở xã hội để tái cơ cấu rổ hàng hóa".
"Chính vì vậy, trong khi căn hộ cao cấp đang có dấu hiệu dư thừa thì phân khúc nhà ở vừa túi tiền vẫn có sức hút lớn của thị trường. Đây cũng là nơi các doanh nghiệp bất động sản tập trung đầu tư trong giai đoạn này", ông Châu nhấn mạnh.
Phân tích về sức tiêu thụ của thị trường trong năm 2017, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển CBRE cũng từng cho biết, trong giai đoạn 2017-2019, thị trường sẽ duy trì tỷ lệ hấp thụ cao. Tỷ lệ hấp thụ của phân khúc bình dân, vốn dao động trong khoảng 40-50%, dự kiến có thể đạt gần 60% vào năm 2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét