Phần lớn doanh thu của Google đến từ quảng cáo. Tuy nhiên ngành kinh doanh “hoàng kim” này đang bước vào giai đoạn khó khăn với nhiều dấu hiệu báo trước cho sự sụp đổ trong tương lại của “ông lớn” công nghệ Mỹ.
Khó khăn chồng chất khó khăn trong ngành kinh doanh quảng cáo
Tìm kiếm là thế mạnh vượt trội của Google, mang lại nguồn thu lớn cho hãng. Khi Amazon vượt qua Google để trở thành công cụ tìm kiếm thông tin sản phẩm hàng đầu thế giới vào tháng 12 năm ngoái, lợi thế này bắt đầu chao đảo.
Người dùng có xu hướng sử dụng Amazon để tìm kiếm thông tin sản phẩm thay vì Google.
Vào cuối năm 2015, Apple, đối thủ lớn nhất của Google trong mảng di dộng, đã tích hợp thêm tính năng chặn quảng cáo vào điện thoại và máy tính bảng có logo quả táo cắn dở. Đây được coi là đòn chí mạng đối với Google khi các thiệt bị chạy iOS chiếm tới 75% doanh thu trong lĩnh vực quảng cáo di động của họ.
Tình hình tiếp tục tồi tệ hơn khi xu hướng chặn quảng cáo ngày càng trở nên phổ biến. Trong năm 2016, số lượng người cài đặt phần mềm chặn quảng cáo trên điện thoại tăng 102% so với năm 2015. Đến cuối năm, có khoảng 16% người sử dụng smartphone trên toàn thế giới đã chặn quảng cáo khi lướt web bằng điện thoại.
Tại Mỹ, thị trường chính của Google, một phần tư số người sử dụng laptop và máy tính xách tay cũng có động thái tương tự.
Số người chặn quảng cáo liên tục gia tăng trong giai đoạn 2015-2016.
Đối tượng chặn quảng cáo tập trung chủ yếu vào nhóm những người có thu nhập cao và những người trẻ. Đây cũng là hai nhóm có thời gian sử dụng Internet nhiều nhất.
Nhóm người trẻ có tỷ lệ chặn quảng cáo nhiều nhất.
Những con số trên đang vẽ ra một bức tranh ảm đạm cho sự phát triển bền vững của ngành quảng cáo trực tuyến nói chung và Google nói riêng.
Người dùng Internet không thích quảng cáo
Vào đầu năm 2017, Google thông báo kế hoạch xây dựng một công cụ chặn quảng cáo tích hợp vào trình duyệt Chrome. Công cụ này cho phép người dùng tiếp cận với những quảng cáo đã qua bộ lọc của tổ chức “Coalition for Better Ads” nên hạn chế cảm giác phản cảm, khó chịu.
Dù đã thực hiện bước đi đầy tuyệt vọng này, Google vẫn thấy số người dùng Internet có cài đặt phần mềm chặn quảng cáo tiếp tục ra tăng, kể cả khi chất lượng quảng cáo đã có sự cải thiện. Họ cay đắng nhận ra: Không phải người dùng ghét các quảng cáo tệ hại, mà cứ quảng cáo là ghét tất.
Kết quả là Youtube, nền tảng chạy quảng cáo phổ biến của Google, không sinh ra được đồng lợi nhuận nào trong suốt 10 năm hoạt động tính đến thời điểm 2015.
Tại một quán cà phê ở Istanbul, một người đàn ông đang cố gắng kết nối với Youtube
Để chống lại các phần mềm chặn quảng cáo, cuối 2015, YouTube đã đưa ra mô hình trả phí, xem video mà không bị quảng cáo làm phiền. Tuy nhiên số lượng người dùng đồng ý trả tiền để sử dụng mô hình này rất hạn chế, đặc biệt khi họ đã hình thành thói quen xem video miễn phí trong suốt một thập kỷ.
Vấn đề doanh thu từ quảng cáo còn trở nên tệ hơn vì những người dùng còn lại, dù không cài công cụ chặn, đã tự hình thành thói quen “ngó lơ quảng cáo” (banner blindness). Các nhà nghiên cứu chỉ ra chỉ có 6/100 người dùng click vào xem banner, trong số đó hơn 50% là do tình cờ. Hơn 50% người dùng Internet không tin tưởng vào nội dung banner và 33% không thấy những nội dung này có gì thú vị.
Vẫn tồn tại cơ hội lộn ngược dòng, nhưng Google đã bỏ lỡ
Trong tình hình hoạt động quảng cáo ngày càng trở nên khó khăn, Goolge đã nghĩ đến cách tiếp cận mới là đi trước làn sóng công nghệ hiện đại: Tập trung vào phát triển trí tuệ nhân tạo. Sundar Pichai, CEO của Google từng nhận định: “Cùng với thời gian, máy tính sẽ dần trở thành một người trợ lý thông minh, giúp bạn giải quyết công việc hằng ngày. Chúng tôi đã có tầm nhìn về sự chuyển dịch của một thế giới chuộng di động sang chuộng AI (trí tuệ nhân tạo)”.
CEO Sundar Pichai của Google.
Tuy nhiên, Google đã chậm chân so với Amazon.
Trong năm 2014, Amazon ra mắt sản phẩm mang tên Amazon Echo, thiết bị lắp đặt trong nhà để giải đáp các câu hỏi và thực hiện tác vụ mua sắm trực tuyến. Thiết bị làm cho quá trình mua sắm từ Amazon trở nên dễ dàng hơn. Và mỗi khi khách hàng mua sắm một món đồ thành công, Amazon lại có tiền.
Echo là thành công vang dội của Amazon khi các công ty lớn như Ford, Huawei, LG, cũng như một loạt start-up nhỏ quyết định tích hợp trợ lý ảo Alexa, “trái tim” của Echo, vào thiết bị gia dụng, điện thoại, xe hơi…
Đến tận năm 2016, Google mới cho ra mắt sản phẩm tương tự như Echo, mang tên Google Home. Vì ra mắt sau nên Goolge đã không thể bắt kịp với Amazon, chưa kể đến chiến lược doanh thu cho sản phẩm này vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Không gì là mãi mãi, kể cả quảng cáo
Ở thời điểm đỉnh cao, Google đã từng có số lượng người dùng đông đảo thông qua một loạt sản phẩm của hãng. Họ gắn kết với Google, đem lại doanh thu cho công ty nhờ hoạt động xem quảng cáo. Nhưng khi người dùng không còn “mặn mà” với điều này, cốt lõi tồn tại của Google sẽ bắt đầu lung lay.
Google đã từng là động lực thúc đẩy công nghệ phát triển trong những năm 90. Tuy nhiên trong một thế giới mà người dùng bắt đầu có thái độ kỳ thị quảng cáo, và cơ hội lộn ngược dòng không được tận dụng triệt để, doanh thu của Google sẽ dần cạn kiệt.
Trong vòng một vài năm tới, có lẽ Google chỉ còn là cái tên gợi nhắc người ta về trường hợp một tượng đài công nghệ đã sụp đổ thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét