Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Quán xí mà phù tuổi đời 70 năm ngon nhất ở Hội An

Hơn 70 năm nay, người dân và du khách ở Hội An có lẽ đã quá quen thuộc với tiếng rao của ông lão bán xí mà phù. Nhưng giờ đây, hình ảnh ấy đã không còn nữa. Thay vào đó là cặp vợ chồng con gái ông nối nghiệp nhà, viết tiếp trang mới về đặc sản đã trở thành một phần hồn của phố cổ này.

    Quán xí mà phù tuổi đời 70 năm ngon nhất ở Hội An
    "Truyền nhân" của "ông lão xí mà huyền thoại"
    Suốt gần thế kỷ qua, món xí mà phù đặc biệt của cụ ông Ngô Thiểu (101 tuổi) đã trở thành một đặc sản và gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người dân phố Hội. Mặc dù ông đã chính thức "nghỉ hưu" cách đây hơn 3 năm nhưng có lẽ trong tâm trí của nhiều người, dáng người gầy gò và tiếng rao yếu ớt bên "gánh hàng huyền thoại" ấy vẫn còn vẹn nguyên cùng năm tháng.
    Ông lão 101 tuổi này đã giữ hồn món chè xí mà - thức quà đặc biệt ở phố cổ Hội An gần 80 năm qua. Ảnh: Internet
    Ông lão 101 tuổi này đã giữ hồn món chè xí mà - thức quà đặc biệt ở phố cổ Hội An gần 80 năm qua. Ảnh: Internet
    Theo những người dân địa phương, thời còn trẻ, tiếng rao của cụ Thiểu xuất hiện trên khắp các con phố của Hội An. Nhưng lúc tôi biết đến cụ thì cụ đã ngồi cố định ở con phố Nguyễn Trường Tộ vì sức khỏe không cho phép để có thể gánh đi bán dạo như trước nữa. Nguyên liệu cơ bản để nấu xí mà là mè đen, bột sắn dây, bột nếp và đường. Ngoài ra, cụ Thiều còn có thêm một vị thuốc Bắc nào đó nhưng gần như chỉ có cụ và "truyền nhân" nắm rõ.
    Giờ đây, vợ chồng con gái cụ Thiểu đã nối tiếp nghề của cha mình
    Giờ đây, vợ chồng con gái cụ Thiểu đã nối tiếp nghề của cha mình
    Theo ông Nguyễn Xuân Huy (65 tuổi, trú phường Cẩm Hà), suốt hơn 70 năm, gánh chè mè đen của cụ Thiểu đã đi qua hết các hang cùng ngõ hẻm của Hội An, trở nên thân thuộc với người dân nơi đây. Nhiều người giờ đã thành ông thành bà, từng ăn bát xí mà do chính tay ông Thiểu nấu và nay con cháu họ vẫn tiếp tục "nghiện" món quà vặt ấy từ chính "truyền nhân" của ông.
    Gánh xí mà này cũng đông khách không thua gì thời hoàng kim của cụ Thiểu...
    Gánh xí mà này cũng đông khách không thua gì thời "hoàng kim" của cụ Thiểu...
    Cách thưởng thức chè xí mà cũng rất ấn tượng, cả quán chỉ có dăm bảy cái ghế đọt nên nhiều khi đông người quá thì khách ăn buộc phải ngồi xổm...
    Cách thưởng thức chè xí mà cũng rất ấn tượng, cả quán chỉ có dăm bảy cái ghế đọt nên nhiều khi đông người quá thì khách ăn buộc phải ngồi xổm...
    Để gặp được "truyền nhân" nấu món xí mà phù lừng danh này, tôi phải mất 3 lần lặn lội xuống Hội An. Bởi 2 lần tìm đến đây vào lúc trưa, tôi đều nhận được câu trả lời đầy "hụt hẫng" từ người dân: "Muốn ăn xí mà phù thì phải tới đây từ sáng sớm chứ cỡ 9 giờ là hết trơn rồi!".
    Những bát xí mà phù này đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao đứa trẻ Hội An
    Những bát xí mà phù này đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao đứa trẻ Hội An
    ... là món quà vặt mà những người bà, người mẹ hay mua về cho con cháu mình trong mỗi lần đi làm về...
    ... là món quà vặt mà những người bà, người mẹ hay mua về cho con cháu mình trong mỗi lần đi làm về...
    Món xí mà của cụ Thiểu đã được công nhận là đặc sản của riêng du lịch Hội An và được nhiều du khách nước ngoài yêu thích
    Món xí mà của cụ Thiểu đã được công nhận là đặc sản của riêng du lịch Hội An và được nhiều du khách nước ngoài yêu thích
    ... và món chè này cũng đã góp mặt trong top 9 món đặc sản của tour du lịch ẩm thực Hội An dành cho người nước ngoài
    ... và món chè này cũng đã góp mặt trong top 9 món đặc sản của tour du lịch ẩm thực Hội An dành cho người nước ngoài
    Quyết tâm thưởng thức lại bằng được bát xí mà ngon nhất Hội An này, 7 giờ sáng tôi đã có mặt tại phố cổ. Dù mới sáng sớm nhưng nồi xí mà của vợ chồng con gái cụ Thiểu đã gần cạn.
    Do thực khách cứ đến nườm nượp nên cuộc trò chuyện của tôi với vợ chồng cô Ngô Thị Thị (55 tuổi) và chú Nguyễn Anh Tuấn (57 tuổi) cứ "chắp nối" mãi. Vừa tất bật múc xí mà cho khách, cô Thị vừa cười tươi chia sẻ, cha cô có tất thảy 3 người con, cô là con gái giữa, trước đây cô là giáo viên dạy cấp 2, còn chồng là nhân viên ngành địa chính ở Đà Nẵng.
    Mỗi bát xí mà phù chỉ có giá 6.000 đồng
    Mỗi bát xí mà phù chỉ có giá 6.000 đồng
    Để có được nồi chè này, hai vợ chồng cô Thị phải dậy chuẩn bị từ 3 giờ sáng...
    Để có được nồi chè này, hai vợ chồng cô Thị phải dậy chuẩn bị từ 3 giờ sáng...
    Cuộc sống gia đình vốn khó khăn, chính nhờ gánh chè mè đen mà cha đã nuôi được ba anh em cô ăn học thành tài. Sau khi có công việc ổn định, vợ chồng cô đón cha về sống chung và nhiều lần khuyên ông nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già nhưng ông nhất quyết không chịu. Cứ thế, suốt mấy chục năm qua, ông cùng gánh xí mà của mình cứ lặng lẽ tô thêm gam màu cổ kính, trầm mặc cho Hội An thêm phần hấp dẫn.
    Nét mới bên bát xí mà ngon nhất phố Hội
    Đưa bát xí mà nóng hổi cho tôi, chú Tuấn cười tiếu táo: "Học nấu xí mà của ‘nhạc phụ’ tôi không phải dễ đâu nha. Lúc còn khỏe mạnh, ổng nhất quyết không dạy cho ai hết. Mãi khi yếu quá, vì không muốn mất đi cái nghề gia truyền nên ổng mới chịu truyền bí quyết lại, với một phần do vợ chồng tôi học lỏm...".
    Cũng là mè đen, đường, nhưng món chè gia truyền của cụ Thiểu có vị ngon ngọt, beo béo, thanh mát và mùi vị thơm ngon rất đặc biệt.
    Cũng là mè đen, đường, nhưng món chè gia truyền của cụ Thiểu có vị ngon ngọt, beo béo, thanh mát và mùi vị thơm ngon rất đặc biệt.
    Trước khi nấu, mè được ngâm khoảng 3 tiếng, sau đó xay nhuyễn rồi trộn các cây thuốc Bắc. Còn nước nấu chè được lấy từ giếng cổ Bá Lễ hàng trăm năm tuổi nổi tiếng ở Hội An.
    Trước khi nấu, mè được ngâm khoảng 3 tiếng, sau đó xay nhuyễn rồi trộn các cây thuốc Bắc. Còn nước nấu chè được lấy từ giếng cổ Bá Lễ hàng trăm năm tuổi nổi tiếng ở Hội An.
    Nghe chồng mình nói, cô Thị cũng hào hứng tiếp lời: "Hồi còn trẻ, tôi đã nhiều lần theo cha đi bán xí mà khắp Hội An. Về sau, tôi đi làm, sức khỏe yếu nên cha chỉ ngồi một chỗ cố định đối diện trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi này để bán. Không thấy tiếng rao của ông xuất hiện trên phố nên nhiều người ‘nghiện’ món xí mà đã lặn lội hàng cây số tìm đến tận nơi để mua. Hồi trước, ở Hội An có một mình cha tôi biết nấu món này thôi. Bởi vậy nên giờ đa số người đến mua xí mà của vợ chồng tôi đều là khách quen của ông cụ cả…".
    Cô Thị bảo những người này hầu hết đều là khách quen của ông cụ Thiểu nên khi họ đến là đã biết mua mấy gói và gói như thế nào mà khách không cần phải nói. Trừ khi khách có thay đổi khác trong thói quen...
    Cô Thị bảo những người này hầu hết đều là khách quen của ông cụ Thiểu nên khi họ đến là đã biết mua mấy gói và gói như thế nào mà khách không cần phải nói. Trừ khi khách có thay đổi khác trong thói quen...
    Nhìn chú Tuấn vừa cười vừa loay hoay múc xí mà cho khách, tự nhiên tôi lại chợt nhớ tới hình ảnh cụ Thiểu cách đây 3 năm trước mà tôi từng gặp.
    Sợ chè hết nên ngay từ sáng sớm, nhiều người đã đến mua xí mà về để dành cho con mình ăn
    Sợ chè hết nên ngay từ sáng sớm, nhiều người đã đến mua xí mà về để dành cho con mình ăn
    Nhiều bạn trẻ đến đây không chỉ để thưởng thức món ăn bổ dưỡng này mà còn để hồi tưởng lại tuổi thơ của mình...
    Nhiều bạn trẻ đến đây không chỉ để thưởng thức món ăn bổ dưỡng này mà còn để hồi tưởng lại tuổi thơ của mình...
    Nếu trước đây, chỉ một mình cụ Thiểu ngồi trầm mặc như bóng phố cổ in trên đường phố, in vào lòng người, thực khách đến đây rất hiếm khi thấy ông lão cười và nói chuyện thì giờ đây, vợ chồng con rể cụ đã bổ sung được một phần hay cho gánh xí mà hai đời này... Tuy nụ cười không thường trực trên khuôn mặt người con rể nhưng lại xuất hiện rất đúng lúc. Hai vợ chồng làm việc rất ăn ý và thường xuyên tiếp chuyện khiến thực khách cảm giác thân quen, gần gũi và ấm lòng hơn...
    Cứ thế, món chè gia truyền 2 đời của ông lão xí mà đã trở thành biểu tượng quen thuộc của phố cổ Hội An
    Cứ thế, món chè gia truyền 2 đời của "ông lão xí mà" đã trở thành biểu tượng quen thuộc của phố cổ Hội An
    Chia tay cặp truyền nhân của "ông lão xí mà huyền thoại" ra về khi gánh chè đã cạn đáy, một vài vị khách tới trễ phải chép miệng đầy tiếc nuối. Cô Thị cười duyên hẹn họ mai tới sớm hơn. Khách cười đáp lại. Rồi đây, chắc chắn, vợ chồng cô Thị sẽ đưa gánh xí mà gia truyền của mình đi sâu hơn vào lòng du khách khi đến với Hội An...
    Theo Kênh 14/Trí thức trẻ

    Cán bộ được làm gì khi dân chây ỳ nộp thuế?

    Câu chuyện một quán ăn không nộp thuế ba tháng, cán bộ thuế phải xuống tận quán làm việc và nói khách thông cảm hôm khác vào ăn tạo nhiều dư luận trái chiều.

      ​Cán bộ được làm gì khi dân chây ỳ nộp thuế?
      Bên cạnh hàng loạt chia sẻ băn khoăn về cách làm của cơ quan thuế, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc nộp thuế là nghĩa vụ của người kinh doanh và việc chậm trễ sẽ gây khó khăn cho cả hai bên.
      Nhiều câu hỏi được đặt ra: Cán bộ thuế được quyền làm gì khi hộ kinh doanh chây ỳ không nộp thuế? Khi nào cơ quan chức năng có quyền tiến hành cưỡng chế tài sản? Nếu không đồng tình hoặc có thắc mắc với số tiền thuế phải đóng thì người dân có quyền làm gì?...
      Cán bộ được làm gì khi dân chây ỳ nộp thuế?
      Theo tiến sĩ - luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, căn cứ điều 106 Luật quản lý thuế năm 2006 đã được sửa đổi bổ sung, người chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
      Điều 92 Luật quản lý thuế cũng quy định trường hợp hộ kinh doanh nói riêng, người nộp thuế nói chung nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thì người có thẩm quyền có quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
      Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, yêu cầu phong tỏa tài sản, khấu trừ lương hay thu nhập, kê biên, bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật,…
      "Cơ quan quản lý thuế chỉ được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên để tiến hành cưỡng chế người chậm nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Hành vi của cán bộ thuế đứng trước cửa quán, mời khách sang chỗ khác là trái quy định pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại mà mình phải chịu", luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch nói.
      Luật sư Phạm Công Út, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng đóng thuế là nghĩa vụ phải chấp hành của công dân, doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm sai sẽ bị điều chỉnh bởi những quy định pháp luật.
      Người nộp thuế không nên tìm mọi cách để tiến hành chậm, trốn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế.
      Còn nếu người thi hành công vụ làm sai thì người dân, doanh nghiệp có quyền khởi kiện.
      Người dân có quyền làm gì khi thắc mắc về tiền thuế?
      Trong trường hợp có khúc mắc về vấn đề thuế, theo các luật sư, người dân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, xem xét hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
      Ngoài ra, trong trường hợp cho rằng việc giải quyết khiếu nại chưa đúng quy định pháp luật hoặc cho rằng quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế là không đúng quy định pháp luật thì có thể tiến hành khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.
      Các nước xử phạt việc chậm nộp thuế ra sao?
      Tại Mỹ, ngày 15-4 hằng năm là hạn chót để đại đa số người dân và doanh nghiệp nộp thuế và tờ phiếu khai thuế.
      Theo thông tin từ Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (Internal Revenue Service - IRS), người nào không nộp phiếu khai thuế trước ngày 15-4 thì trong mỗi tháng sau đó người ấy sẽ phải nộp phạt số tiền bằng 5% số thuế chưa trả, tính luôn cả tháng nộp trễ.
      Khoản phí này sẽ được cộng dồn kể từ ngày hạn chót nộp phiếu khai thuế, giá trị cộng dồn không vượt quá 25% tổng số thuế chưa nộp.
      Người dân có thể yêu cầu gia hạn thời gian nộp phiếu khai thuế với điều kiện trả 90% hoặc hơn số thuế người đó còn nợ và đến ngày được gia hạn phải thanh toán toàn bộ số thuế còn nợ.
      Trong trường hợp không trả thuế đúng hạn, người dân sẽ bị phạt 0,5% số thuế còn nợ và cộng dồn đến khi nào người ấy trả thuế đầy đủ.
      Người nào vi phạm cả hai điều trên sẽ phải đóng phạt ở mức 5% số thuế còn nợ.
      Có thể thấy, việc không nộp phiếu khai thuế đúng thời hạn sẽ bị phạt nhiều tiền hơn việc không trả thuế đúng thời hạn.
      Do vậy, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ khuyên người dân nên nộp phiếu khai thuế đúng hạn, kể cả trong trường hợp không có khả năng chi trả. Trong trường hợp đó, IRS sẽ trợ giúp các khoản vay hằng tháng.
      Tại Malaysia - một quốc gia Đông Nam Á như VN, nếu không trả thuế đúng hạn, người dân sẽ phải nộp phạt số tiền bằng 10% số thuế còn nợ và sau mỗi 30 ngày phải nộp thêm số tiền bằng 5% số tiền còn nợ.
      Ngoài ra, đất nước này cũng xử phạt rất nghiêm những trường hợp cố tình trốn thuế. Một số tội danh có thể bị bỏ tù như: không nộp phiếu khai thuế, không thông báo khi có thay đổi thu nhập, trợ giúp hoặc xúi giục người khác trốn thuế, âm mưu trốn ra nước ngoài khi chưa thanh toán hết thuế,…
      Theo VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN - MAI NGUYỄN
      Tuổi trẻ

      10 đại gia kiểm soát hầu hết tất cả những gì mọi người trên thế giới đang bỏ vào mồm

      Bạn ít khi để ý đến mối liên hệ giữa các nhãn hàng thực phẩm với nhau?

      10 đại gia kiểm soát hầu hết tất cả những gì mọi người trên thế giới đang bỏ vào mồm
      10 công ty siêu lớn kiểm soát hầu hết những gì bạn đang ăn và uống
      Ai đang quyết định những gì bạn ăn và uống? Một câu hỏi thật ngớ ngẩn, nếu như đáp án không phải là chính bạn? Đi vào lối đi thực phẩm của siêu thị, bạn tin rằng mình đang tự do lựa chọn với hàng ngàn loại thực phẩm và nhãn hàng khác nhau.
      Thế nhưng thực tế lại không phải vậy, nếu bạn chịu khó nhìn từ phía sau những bao bì. Hàng ngàn sản phẩm bạn thấy trước mặt, hầu hết lại chỉ đến từ 10 công ty thực phẩm và đồ uống siêu lớn. Họ mới chính là những người đang kiểm soát và quyết định bữa ăn của bạn.
      Sự thật mà bạn đang nghe và bức tranh phía trên bạn thấy là lời cảnh báo được đưa ra bởi Oxfam International, một tổ chức phi lợi nhuận đang đi tìm giải pháp cho tình trạng nghèo đói và bất công trên toàn cầu.
      Chúng tôi đã phát hành những báo cáo về vấn đề và ảnh hưởng gây ra bởi 10 công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới. Sau đó, chúng tôi sẽ khiến các công ty này phải giải quyết chúng”, Chris Jochnick, đại diện của Oxfam cho biết.
      Các công ty này rất hùng mạnh. Bởi vậy, chính sách của họ có thể có tác động lớn đến chế độ ăn và điều kiện làm việc vủa người dân trên toàn thế giới, cũng như với cả môi trường sống của chúng ta”, Alexander EM Hess, một tác giả viết trên tờ USA Today.
      Danh sách 10 công ty thực phẩm và đồ uống siêu lớn từ báo cáo của Oxfam
      1. PepsiCo
      2. General Mills
      3. Kellogg’s
      4. Associated British Foods
      5. Mondēlez
      6. Mars
      7. Danone
      8. Unilever
      9. Coca-Cola
      10. Nestle
      
Ngoài đồ uống, PepsiCo còn sản xuất những hộp yến mạch Quaker, snack Poca và Cheetos
      Ngoài đồ uống, PepsiCo còn sản xuất những hộp yến mạch Quaker, snack Poca và Cheetos
      Bình thường, bạn ít khi để ý đến mối liên hệ giữa các nhãn hàng thực phẩm với nhau, hay chẳng thể tưởng tượng ra một công ty nước giải khát cũng đang sản xuất kẹo. Nhưng hãy đọc thông tin trên những bao bì.
      Bạn sẽ biết được rằng PepsiCo cũng đang sản xuất những hộp yến mạch Quaker, snack Poca và Cheetos. Trong khi đó, Nestlé cũng không chỉ làm đồ uống, họ làm cả những chiếc bánh pizza California Pizza Kitchen. Nước dứa của Fanta không đến từ một hòn đảo nhiệt đới nào cả, chúng được đóng hộp từ một nhà máy của Coca-Cola.
      Một điều đáng lo ngại khác không nằm ngoài khía cạnh dinh dưỡng. Nhiều người trong số chúng ta thường tránh sản phẩm từ các công ty lớn và chọn cho mình một sự thay thế khác từ các nhãn hàng nhỏ hơn. Lí do vì chính những công ty nhỏ lại biết cách quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng, với những dòng sản phẩm “lành mạnh” hoặc dán nhãn “hữu cơ”.
      Tuy nhiên, sự có mặt của những tập đoàn khổng lồ làm cho các doanh nghiệp nhỏ và start-up rất khó cạnh tranh. Hệ quả là các thương vụ M&A (sáp nhập và mua lại), từ lâu, đã trở thành chuyện như cơm bữa trong ngành kinh doanh này.
      Điển hình trước năm 2006, bạn có thể yên tâm mua một sản phẩm với nhãn “hữu cơ” và “100% từ nhiên nhiên” của Nake Juice. Tuy nhiên một ngày tỉnh dậy, bạn sẽ tự hỏi rằng chúng đã trở thành sản phẩm của Pepsi từ khi nào và chứa đầy đường. Năm 2013, Pepsi ngừng in nhãn “hoàn toàn tự nhiên” trên các sản phẩm của Naked Juice.
      
Sau khi sáp nhập vào PepsiCo, Naked Juice đã phải bỏ đi nhãn hoàn toàn tự nhiên của họ
      Sau khi sáp nhập vào PepsiCo, Naked Juice đã phải bỏ đi nhãn "hoàn toàn tự nhiên" của họ
      Đáng lo ngại không kém là các tác động môi trường gây ra bởi những tập đoàn khổng lồ. Một nghiên cứu gần gây của Tổ chức Y tế thế giới nói rằng 92% dân số toàn cầu đang phải hít thở không khí kém chất lượng.
      Và nếu bạn hỏi top 10 công ty chúng ta đang nói đến có bao nhiêu phần trách nhiệm, một báo cáo của Business Insider chỉ ra rằng mỗi năm họ thải vào khí quyển 263.700.000 tấn khí nhà kính. Nếu 10 công ty thực phẩm lớn này gộp lại thành một quốc gia, đó sẽ là một quốc gia ô nhiễm thuộc top đầu của thể giới.
      Không giống như những “người khổng lồ” đang kiến tạo thế giới như Microsoft, Google hoặc Facebook, 10 công ty lớn nhất trong lĩnh vực thực phẩm ,dường như, chỉ là những bóng đen khổng lồ bao trùm lên nhân loại. Nếu là một người tiêu dùng thông minh, có lẽ chúng ta nên cảnh giác với sự lớn mạnh của họ.
      Hãy ưu tiên việc mua sắm tại các cơ sở sản xuất sạch ở địa phương, hơn là tin tưởng vào dây chuyền “bí mật” của các công ty siêu lớn ở một nơi xa xôi nào đó. Tuy nhiên, rồi bạn cũng sẽ phải tiếp tục cảnh giác với những thương hiệu nhỏ ưa thích của mình, biết đâu một ngày nào đó chúng cũng bị mua lại.
      Theo GenK/Trí thức trẻ/CollectiveEvolution

      Nhà hàng thuê nữ sinh viên... đút thức ăn cho khách

      Các nhân viên đều là những sinh viên Đại học, ăn vận theo phong cách hầu gái và phục vụ khách hàng kĩ lưỡng đến mức... đút ăn tận miệng.

      Nhà hàng thuê nữ sinh viên... đút thức ăn cho khách
      Dù mới khai trương cách đây không lâu nhưng một quán cafe ở Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) đã lập tức hút khách với cách phục vụ cực kì đặc biệt.
      Được biết, chủ quán cafe này là cựu sinh viên một trường ĐH địa phương và toàn bộ các nhân viên nữ cũng là sinh viên ĐH.
      Các khách hàng khi đến đây sẽ được những nữ nhân viên chào đón bằng một điệu nhảy dễ thương.
      Khách hàng cũng có thể yêu cầu nhân viên phục vụ mình tận răng, từ đút ăn cho tới lau miệng giúp.
      Trong khi một vài khách hàng (chủ yếu là nam) tỏ ra khá thích thú với cách phục vụ này, thì một số khách hàng khác lại khá ngại ngùng khi “được” người lạ đút ăn.
      Tuy nhiên, theo lời chủ cửa hàng, việc phục vụ khách hàng theo kiểu hầu gái này sẽ chỉ kéo dài một vài ngày bởi đây thực chất là một chiêu câu khách. Sau đó, quán cafe sẽ trở lại hoạt động bình thường.
      Ý tưởng quán cafe “hầu gái” cũng không quá mới mẻ. Một số cư dân mạng thậm chí còn tố chủ cửa hàng sao chép ý tưởng của một quán cafe ở Nhật Bản.
      Theo Tiền phong/The Sun

      OPEC đã giảm sản lượng nhưng thế giới vẫn sẽ thừa dầu

      Bộ trưởng dầu mỏ mới của Ả Rập Xê Út, ông Khalid Al-Falih chỉ mất 6 tháng để thay đổi chính sách bơm thêm dầu giữ thị phần đã tồn tại trong 2 năm qua của nước này.

      OPEC đã giảm sản lượng nhưng thế giới vẫn sẽ thừa dầu
      Quyết định trên của Ả Rập Xê Út cũng như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tại cuộc họp vừa qua là điều cần thiết khi tài chính và ngân sách của nước này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ giá dầu thấp.
      Thâm hụt ngân sách của Ả Rập Xê Út thuộc hàng cao nhất trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong khi kế hoạch phát hành trái phiếu của nước này đang bị chậm trễ thì Nghị viện Mỹ có khả năng thông qua dự luật cho phép các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 kiện những quốc gia có liên quan, bao gồm Ả Rập Xê Út.
      Hãng Energy Aspects nhận định: “Ả Rập Xê Út muốn giá dầu ở mức cao hơn”.
      Hệ quả của quyết định trên có thể sẽ rất lớn khi những tập đoàn dầu mỏ khổng lồ như Exxon Mobil có thể khởi động lại những mỏ khai thác bị bỏ dở do giá dầu hồi phục. Những công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể hoạt động trở lại, còn người tiêu dùng có thể sẽ không còn được hưởng mức giá xăng thấp như trước đây.
      Trong khi đó, những quốc gia đang chịu thiệt hại nặng nề từ dầu mỏ như Venezuela có thể khôi phục lại hệ thống tài chính và kinh tế nhờ giá dầu tăng.
      Ngoài ra, những nước xuất khẩu dầu lớn như Nga cũng có thể sẽ xem xét liệu họ có giảm sản lượng theo OPEC hay không để nâng giá dầu.
      Mọi chuyện đã khác
      Cách đây 6 tháng, người tiền nhiệm của ông Al Falih là ông Ali Al Naimi tuyên bố việcgiá dầu đi xuống 50 USD, 40 USD hay thậm chí 20 USD/thùng cũng không quan trọng. Tuy nhiên, ông Falih hiện nay phải thú nhận giá dầu cần được tăng lên khoảng 50 USD/thùng để thúc đẩy đầu tư dài hạn.
      
ông Ali Al Naimi
      ông Ali Al Naimi
      Năm 2014, khi Ả Rập Xê Út dẫn đầu OPEC thực hiện chính sách giữ sản lượng khai thác, nước này nhận định việc giảm sản lượng sẽ không làm giá tăng nhiều để bù đắp thiệt hại. Tuy nhiên, mọi chuyện giờ đây đã khác.
      Trung tâm chính sách năng lượng quốc tế (CGEP) nhận định Ả Rập Xê Út đang kỳ vọng việc giảm nhẹ sản lượng sẽ nâng giá dầu lên mức đủ để tăng doanh thu cao hơn cho quốc gia này.
      Không theo kế hoạch
      Chính sách tăng sản lượng khai thác nhằm giữ thị phần của Ả Rập Xê Út đã đem lại thành công nhất định khi làm xói mòn sự bùng nổ khai thác dầu đá phiến tại Mỹ cũng như khiến ngành năng lượng cắt giảm khoảng 1 nghìn tỷ USD cho các dự án mới.
      Động thái tăng sản lượng của Ả Rập Xê Út cũng khiến nhiều nhà đầu tư phải dè chừng khi muốn đổ tiền vào ngành khai thác dầu. Trong khi đó, giá dầu thấp kích thích nhu cầu tại nhiều thị trường và làm gia tăng thị phần cho Ả Rập Xê Út.
      Dẫu vậy, chiến lược trên của nước này cũng có cái giá của nó. Hơn 150 tỷ USD trong kho dự trữ ngoại hối của nước này đã bốc hơi đẻ bù đắp thâm hụt ngân sách. Thậm chí, nước này đã phải cắt giảm lương cho các công chức nhà nước để tiết kiệm chi tiêu.
      Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), thâm hụt tài khóa của Ả Rập Xê Út sẽ đạt 13,5% GDP trong năm nay. Tăng trưởng kinh tế của nước này được dự đoán sẽ giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 1% trong năm nay, trong khi đối thủ của Ả Rập Xê Út là Iran, một nước xuất khẩu dầu lớn khác, lại có khả năng tăng trưởng tới 4%.
      
ông Khalid Al-Falih
      ông Khalid Al-Falih
      Vẫn sẽ thừa dầu?
      Chính sách tăng sản lượng khai thác của Ả Rập Xê Út đã tạo nên cơn địa chấn trong ngành dầu mỏ khi giá dầu giảm từ hơn 100 USD/thùng xuống mức thấp nhất là hơn 30 USD/thùng trong năm vừa qua. Hàng loạt các công ty năng lượng đã phải cắt giảm chi tiêu, hủy bỏ các dự án khai thác mới và bán bớt tài sản. Mặc dù vậy, dầu vẫn được khai thác ồ ạt trên toàn thế giới.
      Theo nhiều chuyên gia, thậm chí động thái hạ sản lượng của OPEC cũng khó thay đổi ngay được tình hình khi các nhà khai thác đã bị thu hút mạnh mẽ bởi lợi nhuận cao trong ngành dầu. Khi giá bắt đầu tăng, họ sẽ lại khai thác nhiều hơn để lấy lợi nhuận và làm ảnh hưởng đến kế hoạch của Ả Rập Xê Út.
      Hiện nước từng có sản lượng khai thác lớn thứ 2 trong OPEC là Iran đã được dỡ bỏ lệnh cấm vận và quốc gia này dự kiến sẽ bơm thêm rất nhiều dầu.
      Trong khi đó, Nga cũng đang khai thác dầu mỏ ở mức kỷ lục với 11,1 triệu thùng/ngày, tăng 400.000 thùng so với tháng 8/2016.
      Hàng loạt những quốc gia khác như Mexico, Na Uy cũng đang khai thác thêm dầu. Đặc biệt khả năng ngành khai thác dầu đá phiến tại Mỹ bùng nổ trở lại sau quyết định này là khá cao.
      Chủ tịch Stephen Schork của hãng tư vấn Shorl tỏ ra khá bất ngờ với quyết định mới đây của OPEC và tỏ ra bi quan về khả năng tổ chức này hợp tác với các nước khác để cùng giảm nguồn cung dầu.
      “(Dù OPEC cắt giảm sản lượng) thì thị trường vẫn dư thừa quá nhiều dầu”, ông Schork nói.

      Vì sao lãi suất âm không có tác dụng vực dậy nền kinh tế?

      Giữa những khoản phí mới ngân hàng thương mại trả cho ngân hàng trung ương và việc thu nhập từ cho vay nhìn chung đang giảm, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đang phải chịu nhiều sức ép từ lãi suất âm.

      Vì sao lãi suất âm không có tác dụng vực dậy nền kinh tế?
      Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) đang xem xét lại các chính sách kinh tế và đặt ra câu hỏi tại sao các chính sách kích thích nền kinh tế không có hiệu quả. Trong báo cáo được trông đợi công bố vào tuần này, một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất chính là lãi suất âm – một chính sách trái với thông lệ đang được áp dụng tại Nhật và châu Âu khiến mọi quy tắc vay và cho vay đảo lộn.
      Khái niệm lãi suất âm
      Lãi suất âm có nghĩa người gửi tiền sẽ phải trả phí cho các khoản tiền tiết kiệm, ngược với quy tắc thông thường của kinh tế học.
      Trong trường hợp này, người gửi tiền chính là các ngân hàng. Giống như người dân bình thường mở tài khoản gửi tiền tại các ngân hàng, các ngân hàng sẽ gửi những khoản tiền không sử dụng tại các ngân hàng trung ương như Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và BOJ. Thông thường họ sẽ nhận được một khoản lãi suất nhỏ.
      Nhưng với lãi suất âm, thay vì đó các ngân hàng trung ương sẽ thu phí giữ tiền của các ngân hàng thương mại. Ý tưởng này nhằm khuyến khích các ngân hàng sử dụng tiền một cách có hiệu quả hơn, cho vay tiêu dùng hoặc cho vay kinh doanh. Lãi suất âm được cho là gây biến động khắp các nền kinh tế bằng việc hạ thấp chi phí cho vay đến mọi người – có khả năng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
      Những quốc gia nào đang sử dụng lãi suất âm?
      Chính sách âm cùng với lạm phát và giảm phát siêu thấp, đồng nghĩa với việc giá cả trượt dốc liên quan đến tăng trưởng kinh tế yếu kém. ECB, cơ quan giám sát chính sách tiền tệ cho các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu bắt đầu ra mắt chính sách này vào năm 2014, Đan Mạch, Thuỵ Điển, và Thuỵ Sỹ dù không phải là thành viên các nước sử dụng đồng tiền chung cũng duy trì lãi suất âm.
      BOJ cũng tiếp bước các ngân hàng trung ương trên khi thông báo sẽ thu phí gửi tiền của các ngân hàng thương mại ở tỷ lệ 0,1% dựa trên số tiền gửi ngân hàng trung ương.
      BOJ đang hy vọng điều gì với chính sách âm?
      BOJ đang tìm mọi cách để tăng giá tiêu dùng, vốn trên đà tuột dốc trong gần 20 năm qua. Giá tiêu dùng đi xuống gây tổn thất đến nguồn thu của doanh nghiệp, ngăn cản việc tăng lương cũng như chi đầu tư vào những dự án mới.
      Nhưng nỗ lực của BOJ đang trở nên chìm nghỉm. Công cụ chính của BOJ chính là chương trình mua trái phiếu mở rộng, tương tự như các chính sách được FED đã sử dụng tại Mỹ hoặc ECB tiến hành tại châu Âu. Chương trình mua trái phiếu sẽ bơm tiền vào hệ thống tài chính của một quốc gia. Từ đây, tiền được dự báo sẽ chảy khắp nền kinh tế.
      Điều này chỉ có tác dụng trong một thời gian, nhưng hiện tại những ảnh hưởng đang nhạt dần. Giá cả tiếp tục giảm trở lại và BOJ cần nghĩ ra một phương pháp mới.
      Lãi suất âm có thực sự hiệu quả?
      Tại Nhật, tiền vốn đã rẻ, và lãi suất đã thành công trong việc khiến tiền thậm chí còn trở nên rẻ hơn. Ví dụ: lợi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới mức 0 vào tháng 2 năm nay, đồng nghĩa việc nhà đầu tư đang cho chính phủ vay tiền dù biết rằng tiền sẽ không được thu về đầy đủ.
      Tuy nhiên, giảm phát vẫn chưa biến mất: Chỉ số gái tiêu dùng lõi giảm 0,5% trong tháng 7. Cho dù có thực sự bùng nổ các khoản cho vay mới, các doanh nghiệp cho biết họ vẫn không thể nhìn thấy lợi nhuận khi sử dụng nguồn vốn này, ngay cả khi là tiền đang rẻ.
      Và chính bản thân giảm phát cũng góp phần giảm hiệu quả của lãi suất âm. Nếu doanh thu của doanh nghiệp giảm do giá cả đi xuống, các công ty sẽ nhận ra rằng ngay cả những khoản cho vay hào phóng nhất cũng sẽ trở nên khó trả hơn. Nhiều người đi vay tiền vẫn đang từ chối các ngân hàng: “Không, cảm ơn. Xin cứ giữ lấy tiền.”
      Tiền rẻ hơn không khiến mọi người lạc quan
      Không chỉ các ngân hàng. Giữa những khoản phí mới ngân hàng thương mại trả cho ngân hàng trung ương và việc thu nhập từ cho vay nhìn chung đang giảm, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đang phải chịu nhiều sức ép từ lãi suất âm. Một số nhà phân tích cho rằng lãi suất âm sẽ gây tổn thất lớn hơn đến lòng tin của công chúng. Các nhà hoạch định chính sách đang cố cho thấy những sáng tạo trong việc tìm cách hồi sinh nền kinh tế - nhưng những phương pháp như lãi suất âm ở đây có vẻ như chỉ mang đến thêm sự tuyệt vọng.

      Thống kê cho thấy, kinh tế Việt Nam đã bước qua thời kỳ dựa vào tài nguyên để tăng trưởng!

      Quý 3 năm 2016, kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng bứt phá mạnh, bất chấp chỉ số ngành khai khoáng giảm tới 6,8%. Theo Tổng cục Thống kê, điều này chứng tỏ kinh tế Việt Nam không còn dựa vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng.

      Thống kê cho thấy, kinh tế Việt Nam đã bước qua thời kỳ dựa vào tài nguyên để tăng trưởng!
      Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2016 ước tính tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước.
      Trong đó, Quý 1 tăng 5,48%, quý 2 tăng 5,78% và ước tính quý 3 tăng 6,4%.
      Trong mức tăng 5,93% của toàn nền kinh tế 9 tháng năm nay:
      - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, đóng góp 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
      - Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,50%, đóng góp 2,52 điểm phần trăm;
      - Khu vực dịch vụ tăng 6,66%, đóng góp 2,55 điểm phần trăm.
      Ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước.
      Ngành khai khoáng 9 tháng năm nay giảm tới 3,60%, làm giảm 0,28 điểm phần trăm, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác giảm so với cùng kỳ năm trước; khai thác than gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do giá giảm.
      Mặc dù mức tăng trưởng GDP 9 tháng vẫn thấp hơn mức tăng 6,53% của cùng kỳ năm 2015, nhưng theo đại diện của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu đáng mừng.
      Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng 1,3%. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2016 giảm 0,5%. Như vậy, Quý 3 sản lượng nhập khẩu tăng rất lớn.
      “Sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên vật liệu - máy móc thiết bị cho sản xuất kinh doanh, sẽ được sử dụng cho sản xuất trong kỳ tiếp theo. Điều này sẽ tác động tới tăng trưởng của Quý 4 sắp tới”, ông Hà Quang Tuyến- Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia – Tổng cục Thống kê cho biết.
      Một tín hiệu đáng mừng nữa, theo ông Tuyến, là Việt Nam không còn dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng.
      Ngành khai khoáng đã tăng trưởng âm, trong khi đó ngành nông - lâm - thủy sản, vốn cũng là ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất cũng tăng trưởng ở mức rất thấp (1,81%), nhưng tăng trưởng GDP trong Quý 3 vẫn lên tới 6,4%. Mức tăng trưởng này dù thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng là cao so với Quý 3 của nhiều năm trở lại đây.
      Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi liệu rằng tăng trưởng GDP cả năm 2016 có đạt mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 6,7%, ông Tuyến cho rằng: Tăng trưởng GDP có thể đạt thấp hơn mục tiêu đề ra. Còn thấp hơn bao nhiêu chủ yếu phụ thuộc vào ngành khai thác dầu thô.
      “Sản lượng khai thác dầu thô bình quân 1 tháng được gần 1,3 triệu tấn. Nếu 3 tháng còn lại tiếp tục đà này, thì ngành này dù đóng góp âm, nhưng tỷ trọng đóng góp vẫn nhiều vào mức tăng trưởng cả năm”, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết.

      Dù đón lượng người nhập cư ồ ạt, nhưng Nhật không chào đón ai cả

      Theo Bộ Tư pháp Nhật công bố mới đây, tính đến cuối tháng 6/2016, số lượng người nước ngoài tại Nhật đã chạm mốc kỷ lục 2,31 triệu, tăng 3,4% so với 6 tháng trước, nguyên nhân chính là bởi số lượng du học sinh và tu nghiệp sinh tăng mạnh.

      Dù đón lượng người nhập cư ồ ạt, nhưng Nhật không chào đón ai cả
      5 cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại Nhật hiện tại bao gồm Trung Quốc (677.571), Hàn Quốc (456.917), Philippines (237.103), Brazil (176.284) và Việt Nam (175.744). Số lượng người Việt Nam tại Nhật sau nửa năm đầu 2016 đã tăng 20%.
      Trong số 2,13 triệu người nước ngoài tại Nhật, số lượng những người hiện đang có visa trung và dài hạn chiếm 85,1%, trong đó bao gồm 713.604 người cư trú dài hạn và 257.739 sinh viên. Số lượng những người đến theo diện tu nghiệp sinh tăng 9,5% lên 210.893, cao hơn khá nhiều so với mức 190.665 ở thời điểm cuối năm 2015.
      Số lượng những người đi theo diện visa kỹ sư hoặc chuyên viên tăng 11,8% lên 154.021 người, trong khi đó số người đến Nhật theo diện visa kết hôn giảm 0,4% xuống 139.746 người.
      Cùng lúc đó, xu thế du lịch đến Nhật cũng đang thay đổi nhanh chóng: Ngày một nhiều người chọn các tour du lịch Nhật bằng tàu biển. So với cùng kỳ, 6 tháng đầu năm nay, số lượng khách du lịch đến Nhật bằng tàu biển tăng vọt 173,3 % lên mức 830 nghìn người.
      Số lượng khách du lịch đến Nhật nói chung trong nửa đầu năm 2016 tăng 22,4% lên 11,46 triệu người, mức cao kỷ lục. Nguyên nhân chính khiến khách du lịch vẫn đến Nhật rất nhiều do đồng yên có diễn biến không quá bất thường và chính sách visa được điều chỉnh “dễ thở” hơn trước.
      6 tháng đầu năm nay, Nhật đón 2,62 triệu du khách Trung Quốc; 2,51 triệu du khách Hàn Quốc; 2,09 triệu du khách Đài Loan, 830 nghìn du khách Hồng Kông và 620 nghìn du khách Mỹ.
      Số lượng người cư trú bất hợp pháp tại Nhật tính đến ngày 1/7/2016 tăng lên mức 63.492 người. Như vậy từ đầu năm 2016 đến nay đã có thêm 674 người cư trú bất hợp pháp. Nửa đầu năm 2016, Nhật đã trục xuất 6.924 người, con số này cao hơn 1.161 người so với cùng kỳ năm 2015.
      Nhìn từ cấu trúc của những người nhập cư Nhật, có thể thấy số lượng người đến từ các nước Hồi giáo khá khiêm tốn trong khi số lượng người nhập cư đến từ các nước mang tôn giáo khác chiếm số lượng áp đảo. Còn nhớ trong năm 2015 khi cuộc khủng hoảng di cư nổ ra, Nhật đã hứng chịu rất nhiều chỉ trích về việc nước này không chịu chấp nhận số lượng lớn người tị nạn Syria.
      Tuy nhiên có lẽ quan điểm này của Nhật sang năm 2016 không thay đổi khi mà Nhật tăng số tiền cam kết hỗ trợ cho người di cư thế giới lên đến 2,8 tỷ USD, nhưng không hề tuyên bố gì về việc sẽ nới lỏng chính sách nhập cư.
      Trong nhóm các nước phát triển của thế giới, thực ra không chỉ riêng Nhật có chính sách khắt khe như trên với người di cư. Rất nhiều nước Bắc Âu đã đưa ra chính sách chỉ đóng góp tài chính để đưa người nhập cư vào các khu tập trung nhưng tuyệt đối không muốn tiếp nhận vào đất nước bởi họ quá thấm thía những gì mà nước Đức đã trải qua.
      Hiện nay, toàn nước Nhật có khoảng 100 nghìn người theo đạo Hồi, trong đó khoảng 10% là người Nhật cải đạo, còn lại gần như toàn bộ trong số đó là người nhập cư. Con số trên nếu so với tổng số 2,31 triệu người nhập cư hẳn còn quá nhỏ, nhưng với chính sách hiện tại của Nhật chắc chắn số lượng người nhập cư Hồi giáo khó tăng nhanh.
      Nhà thờ đạo Hồi nổi tiếng Otsuka ở Tokyo những ngày cuối tháng ăn chay Ramadan năm 2016 đông nghịt người đến cầu nguyện. Bình thường, nhà thờ chỉ tổ chức một đợt cầu nguyện mỗi ngày, nhưng riêng tháng Ramadan, con số này lên đến đợt mỗi ngày và đợt nào cũng đông chật.
      Nhiều người đạo Hồi ở Nhật cho biết, họ luôn nằm trong tầm ngắm của cảnh sát dù họ không làm gì sai trái. Đồn đoán về điều đó đã lâu nhưng người ta chỉ thực sự biết đến điều đó khi vào năm 2010, hơn 100 trang tài liệu trong đó chứa những nội dung theo dõi người Hồi giáo tại Nhật bị rò rỉ trên mạng.
      Một người theo đạo Hồi tại Nhật có tên Bek Khan cho biết: “Họ theo dõi tôi mỗi ngày, thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn thấy cảnh sát mặc thường phục đi gần khu nhà tôi và nhìn vào căn hộ của tôi. Đặc biệt có khi họ ở ngay ngoài căn hộ của tôi đến vài tiếng đồng hồ. Lần khác, họ ở đó từ sáng tới tối dù vào ngày nghỉ, tôi bực đến phát điên và mở cửa ra gào lên: “Các ông làm cái quái gì ở nhà tôi thế”.” Và chỉ lúc đó họ mới chịu rời đi.
      Vụ việc cảnh sát Nhật âm thầm theo dõi rất nhiều người Hồi giáo tại Nhật đã khiến quan hệ giữa Nhật và cộng đồng người Hồi giáo tại Nhật, cũng như thế giới Hồi giáo nói chung trở nên xấu đi. Có không ít phụ nữ Nhật đã cưới người theo đạo Hồi, tuy nhiên sau đó họ li dị bởi không chịu nổi sự theo dõi của chính quyền và cảnh sát.
      Theo luật của đạo Hồi, khi người ngoài đạo cưới người theo đạo Hồi, họ cũng sẽ phải cải đạo sang đạo Hồi. Những người Nhật đó cũng muốn đến nhà thờ đạo Hồi để cầu nguyện nhưng trên thực tế, họ bị cảnh sát theo dõi tại chỗ làm, ở nhà, vì thế họ trở nên quá sợ hãi và không dám đến nhà thờ đạo Hồi nữa.
      Căng thẳng giữa chính phủ Nhật và cộng đồng người đạo Hồi tại Nhật đã lên đến mức độ một số người trong cộng đồng Hồi giáo kiện chính phủ Nhật ra tòa vào năm 2013. Nhóm này được dẫn đầu bởi luật sư Junko Hayashi 37 tuổi đã cải đạo sang đạo Hồi vào năm 2001. Bà cũng chính là luật sư đạo Hồi đầu tiên tại Nhật.
      Theo hồ sơ năm 2010, 17 người đạo Hồi tại Nhật bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt, ngoài ra 72 nghìn người đạo Hồi khác cũng bị theo dõi khá sát sao, trong đó có cả 1.600 em đang theo học tại các trường phổ thông. Nhóm thân chủ đại diện bởi luật sư Junko Hayashi kiện chính phủ Nhật vì xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư.
      Cuối cùng, tòa án Tokyo cũng phán quyết cho họ thắng kiện vào năm 2014 và họ sẽ nhận được 90 triệu yên tiền bồi thường. Tuy nhiên tòa án kiên quyết giữ vững quan điểm cho rằng việc thu nhập thông tin về người đạo Hồi là hoàn toàn cần thiết.
      Theo luật sư Hayashi, điều đó đồng nghĩa với việc chính phủ Nhật “bật đèn xanh” cho hoạt động theo dõi người đạo Hồi tại Nhật. Bà cũng khẳng định việc cảnh sát Nhật theo dõi cả trẻ em khiến người ta không khỏi nghĩ chính phủ Nhật coi những người mang đạo Hồi như mầm mống của khủng bố.