Các công ty đều muốn khai thác thêm nguồn năng lượng hạnh phúc từ nhân viên của mình vì khu vực dịch vụ hiện đang đóng một vai trò cực kỳ lớn trong các nền kinh tế.
Nam tước Eustace Percy, Bộ trưởng giáo dục của Anh quốc nhiệm kỳ 1924-1929, cho rằng kiểu giáo dục “hạnh phúc tăng tiến” là hết sức vô nghĩa: “Một đứa trẻ phải được nuôi dạy để biết cách đón chờ bất hạnh”. Tuy nhiên đây lại là xu thế hết sức phổ biến không chỉ ở nhà trường mà còn ở các công ty và chính quyền trên thế giới.
Rất nhiều chuyên gia và cố vấn đang góp phần đẩy mạnh sự “sùng bái hạnh phúc” này. Shawn Achor, giảng viên của Đại học Harvard, còn tham gia giảng dạy tại các công ty lớn trên toàn thế giới về cách biến sự thỏa mãn thành nguồn lợi thế cạnh tranh. Một trong những nguyên tắc của ông là tạo ra “Vệ sinh hạnh phúc”, nghĩa là “làm vệ sinh” cho hạnh phúc bằng những suy nghĩ tích cực và viết những email có nội dung tích cực.
Plasticity Labs, một hãng công nghệ phát triển từ một công ty khởi nghiệp có tên là Smile Epidemic, nói rằng sẽ cam kết hỗ trợ hàng tỷ người trên con đường tìm đến hạnh phúc trong cả cuộc sống riêng lẫn sự nghiệp của mình.
Không chỉ khu vực tư nhân, một số chính quyền ở Mỹ, Anh, Pháp và Australia đều vì lợi ích của công dân mình mà cho công bố những báo cáo thường kỳ về mức độ hạnh phúc của người dân.
Các công ty đều muốn khai thác thêm nguồn năng lượng hạnh phúc từ nhân viên của mình vì khu vực dịch vụ hiện đang đóng một vai trò cực kỳ lớn trong các nền kinh tế.
Một số doanh nghiệp còn cố gắng tạo ra hạnh phúc cho nhân viên bằng cách khóa học thiền định, yoga và bất kỳ điều gì chứng tỏ ban lãnh đạo rất quan tâm đến “yếu tố con người”. Theo các nhà tâm lý học, những người hạnh phúc sẽ gắn bó hơn và có năng suất lao động cao hơn. Hãng nghiên cứu Gallup đã khẳng định vào năm 2013 rằng “sự bất mãn” của nhân viên khiến nền kinh tế Hoa Kỳ chịu thiệt hại đến 500 tỷ USD mỗi năm vì năng suất sụt giảm.
Tuy nhiên có một vấn đề với việc đo lường hạnh phúc, vì đó là một giá trị mơ hồ: rất khó để chứng minh hoặc bác bỏ các số liệu của Gallup vì người ta không biết rõ cái gì đang được đo lường.
Các chuyên gia vốn đã bận rộn tạo ra các ứng dụng trên smartphone để người dùng theo dõi tâm trạng của họ (chẳng hạn như Track Your Happiness và Moodscope), nên có lẽ không lâu nữa các phòng nhân sự sẽ bắt đầu đo lường sự phấn khích ở nơi làm việc qua các ứng dụng, camera và máy ghi âm.
Hãy đau khổ đi, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy khá hơn
Rất nhiều nghiên cứu hàn lâm cho thấy “nhân viên tạo cảm xúc” có thể mang đến khá nhiều hệ lụy.
Các nhân viên càng phải cố nặn ra một nụ cười trước mặt khách hàng nhiều lần, thì họ càng gặp phải nhiều vấn đề và thậm chí kiệt sức. Và mâu thuẫn giữa mong muốn của các công ty (ai chả muốn các nhân viên luôn thể hiện sự mãn nguyện và hạnh phúc ở nơi làm việc) với cách hành xử tồi tệ của họ với nhân viên ngày càng trở nên rõ rệt hơn.
Nhưng vấn đề lớn nhất với sự sùng bái hạnh phúc là nó xâm phạm quyền tự do cá nhân của mỗi người. Nhiều công ty rõ ràng đã đi quá giới hạn.
Ochsner Health System, một công ty lớn về dịch vụ y tế của Hoa Kỳ, đã đưa ra quy định là nhân viên phải tiếp xúc bằng mắt và mỉm cười mỗi khi gặp một người khác trong vòng bán kính 3m tại nơi làm việc. Công ty thực phẩm Pret A Manger của Anh Quốc còn thuê nhiều người mua hàng bí mật đến các cửa hàng của mình để xem họ có được đón tiếp với một mức độ vui vẻ cần thiết từ phía nhân viên hay không. Nếu vượt qua được bài test này, cả nhóm nhân viên đều được thưởng.
Vấn đề ở đây là: Các công ty có quyền yêu cầu nhân viên của mình tỏ ra lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng. Nhưng họ không có quyền quy định trạng thái tâm lý của các nhân viên và biến hạnh phúc thành một công cụ kiểm soát những người làm thuê cho mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét