Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Nhiều người tìm thông tin trực tuyến trước khi đến cửa hàng

Các công cụ tìm kiếm trên mạng và website, ứng dụng của nhà bán lẻ là những kênh thông tin phổ biến, có tác động lớn tới quyết định mua hàng.


nhieu-nguoi-tim-thong-tin-truc-tuyen-truoc-khi-den-cua-hang
Người mua hàng sẽ tìm hiểu nhiều nguồn tin trên mạng trước khi quyết định đến cửa hàng.
Theo báo cáo về hành vi mua sắm của khách hàng do Google và công ty Purchased mới công bố, 58% người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ vào ứng dụng hoặc website của đơn vị bán lẻ để tham khảo trước khi mua hàng. 54% sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng và 53% cho biết sẽ tới cửa hàng để tìm hiểu thêm về sản phẩm định mua.
Khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc địa chỉ các cửa hàng tại địa phương, chỉ 34% người dùng xem ở website hay ứng dụng của nhà bán lẻ. Trong khi đó, có tới 71% khách hàng làm việc này khi đã có quyết định mua sản phẩm nào đó.
Công cụ tìm kiếm trực tuyến vẫn là trợ thủ đắc lực với rất nhiều người mua sắm online. Khảo sát cho thấy có tới 81% người sử dụng các công cụ tìm kiếm để tra thông tin mua hàng, 69% dùng để tìm địa chỉ và 64% dùng để đưa ra quyết định mua hàng hay không.
Các nguồn thông tin ngoài website và ứng dụng chính thức của nhà bán lẻ cũng khá được tin tưởng để tham khảo khi 55% người dùng ghé qua để tìm thêm thông tin, thậm chí có tới 42% sử dụng đây như một kênh giúp đưa ra quyết định mua hàng.
Thói quen trên của người dùng đang tạo áp lực không nhỏ cho các cửa hàng truyền thống khi chỉ có 9% khách hàng tới tận nơi để xem thêm về sản phẩm mà họ cần. Điều này trái ngược với trước đây, khi đa phần khách hàng muốn tận tay trải nghiệm sản phẩm hoặc đến cửa hàng để tìm hiểu rồi mới xác định mua hay không.
Truyền thông xã hội cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình mua hàng. Có tới 26% khách hàng sử dụng công cụ này để có thêm được thông tin sản phẩm và 13% sử dụng khi đưa ra quyết định mua sắm. Các mạng xã hội không chỉ là nơi cung cấp được thông tin đa chiều, mà còn có rất nhiều đánh giá hữu ích từ những người mua trước đó, có thể kèm với gợi ý về những sản phẩm tương tự hoặc địa điểm có mức giá hấp dẫn hơn. Kênh thông tin này cũng có khả năng tương tác thời gian thực cao, giúp nhanh chóng giải đáp thắc mắc của người mua hàng.
Hồi đầu tháng 9, một nghiên cứu với sự hợp tác của các giáo sư từ một số trường đại học trên thế giới, được thực hiện từ dữ liệu của hơn 2 triệu người chỉ ra rằng khách hàng mua online có thể mất cả tháng trời để tìm kiếm thông tin trước khi bấm nút mua sản phẩm mình muốn.
Hải Khanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét