Khi phải đi theo một nhà lãnh đạo không hiệu quả sẽ khiến nhân viên mai một đi năng lực cũng như tạo ra cảm giác chán nản, bế tắc.
Trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào nhà lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc khích lệ, phát triển năng lực của nhân viên. Nếu bạn may mắn được làm việc với một lãnh đạo xuất chúng, biết khai thác điểm mạnh thì bạn sẽ có cơ hội phát huy hết những tài năng sẵn có hoặc tiềm ẩn của mình.
Ngược lại, khi phải đi theo một nhà lãnh đạo không hiệu quả sẽ khiến bạn mai một đi năng lực cũng như tạo ra cảm giác chán nản, bế tắc. Sau đây là 7 phong cách lãnh đạo khiến bạn dễ rơi vào tình trạng này.
Lãnh đạo thiếu vững vàng
Lãnh đạo thiếu vững vàng nghĩ rằng họ là trung tâm của mọi việc. Vì thế, với mỗi hành động, mỗi thông tin, quyết định, họ đều lấy bản thân mình làm tiêu chuẩn để soi xét. Khi một người trong nhóm làm việc tốt, họ sợ người đó tỏa sáng hơn mình, nên cố tình kìm hãm sự phát triển của người đó. Khi một người làm việc tồi, họ tức giận vì việc đó làm xấu đi hình ảnh của họ.
Trên hết, lãnh đạo thiếu vững vàng muốn mọi người ở đúng chỗ của mình, trừ chính họ. Điều này giống như việc một ông chủ tịch gửi tới trưởng phòng nhân sự công ty thông điệp: “Tìm trong công ty những người trẻ tuổi, thông minh và hiếu thắng có thể kế nhiệm tối. Khi nào tìm thấy, hãy sa thải họ!”.
Trong tổ chức được lãnh đạo bởi kiểu người này, sự yên ổn chảy theo chiều từ trên xuống dưới. Khi các lãnh đạo cảm thấy bất an, họ thường lập kế hoạch để sự thiếu vững vàng đó xuống tận các nhân vien. Bạn không những phải làm việc để tìm cách thoát khỏi sự bất an cho bản thân mà còn phải làm việc vất vả hơn nữa để tạo ra sự nhân viên dưới quyền của mình.
Lãnh đạo thiển cận
Lãnh đạo thiển cận tạo ra hai khó khăn nhãn tiền cho nhân viên: Thứ nhất, họ thất bại khi vạch ra phương hướng hoặc tìm ra động lực để tiến lên. Thứ hai, người thiển cận luôn thiếu nhiệt huyết. Họ không có lửa và cũng không truyền được lửa để cùng mọi người đi tiếp. Điều đó không tạo ra môi trường tích cực để làm việc.
Nếu bạn có khả năng “nhìn xa trông rộng” trong khi cấp trên của bạn không có, bạn có thể dựa vào nó để thiết lập một môi trường, trong đó những người do bạn quản lý làm việc năng suất và thành công. Nhưng những người có tầm nhìn khác bạn- thậm chí là tầm nhìn tiêu cực- có thể cố gắng xông vào và lấp khoảng trống do cấp trên tạo ra. Bạn phải thận trọng với các xung đột.
Lãnh đạo bất tài
Cách làm việc của những nhà lãnh đạo bất tài là tạo ra sức ép khủng khiếp cho người khác. Nếu một người nào đó không đáp ứng được kỳ vọng của họ, người này sẽ nhận được sự trừng phạt khủng khiếp. Đây là những người thường không chịu thay đổi, họ không chỉ gây rắc rối chi với cấp dưới mà với toàn tổ chức. Lãnh đạo bất tài là “những giới hạn” đối với tất cả những ai họ lãnh đạo trong toàn tổ chức.
Lãnh đạo ích kỷ
Lãnh đạo ích kỷ cố gắng lãnh đạo người khác vì lợi ích bản thân và gây thiệt hại cho người khác. Với họ, cuộc sống như trò chơi có-không, có kẻ thắng người thua. Họ khuyến khích mọi người trở thành kẻ thua cuộc trong trò chơi cuộc đời để họ có thế vơ vét tất cả chiến lợi phẩm.
Họ thăng tiến trên tổn thất của những người xung quanh. Một giám đốc ích kỷ sẽ giấu diếm tất cả bổng lộc của ông ta có được nhà chức vụ và không chia sẻ với nhân viên cấp dưới của mình. Nếu bạn muốn là một nhà lãnh đạo được mọi người đi theo, hợp tác, hãy học cách chia sẻ những thứ bạn có ở cấp nào trong tổ chức.
Lãnh đạo “tắc kè hoa”
Dưới quyền lãnh đạo “tắc kè hoa”, mọi người thường không bao giờ được phản ứng của ông ta như thế nào. Vì thế, thời gian và công sức quý giá dùng để hoàn thành công việc bị phí phạm cho việc tiên đoán hành động kế tiếp của nhà lãnh đạo.
Lãnh đạo “chính trị gia”
Tuýp lãnh đạo này giống lãnh đạo “tắc kè hoa”. Rất khó để biết trước câu trả lời của họ. Song lãnh đạo “tắc kè hoa” bị phụ thuộc vào cảm xúc, còn lãnh đạo “chính trị gia” lại bị chi phối bởi khát vọng dẫn đầu. Rất khó khăn khi làm việc dưới quyền những người có quyết định dựa vào tham vọng chính trị chứ không dựa vào nhiệm vụ và lợi ích tổ chức.
Lãnh đạo kiểm soát
Bạn đã bao giờ làm việc cho một người luôn muốn xen vào mọi việc bạn làm chưa? Có rất ít thứ khiến một người có năng lực chán nản hơn thế. Với lãnh đạo kiểm soát, hứng thú làm việc của nhân viên thường bị gián đoạn vì bị kiểm soát một cách “vi mô”.
Có hai điều sau dồn người ta vào thế phải quản lý “vi mô” người khác gồm: Một là khát vọng cầu toàn. Điều này không thể đạt được. Hai là họ tin rằng không ai có thể làm tốt như mình. Điều này bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng đóng góp của mọi người không đáng giá như họ. Cả hai điều trên đều không tạo ra môi trường làm việc tích cực cho nhân viên cấp dưới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét