Việc phát triển chuỗi cà phê quá nhanh và quá rộng lớn và thiếu đột phá khiến Starbucks đang mất dần vị thế ban đầu khiến cà phê hãng này trở thành thức uống "phổ thông".
Từ một cửa hàng đầu tiên được mở tại thành phố Seatlle vào năm 1971, ngày nayStarbucks đã lan tỏa hầu như khắp mọi nơi trên thế giới với 24.000 cửa hàng. Thậm chí, người ta còn ước tính rằng cứ mỗi ngã tư ở New York lại có 2 cửa hàng Starbucks: một ở góc này và một ở góc bên kia, để phục vụ cho khách bộ hành đi hai lề đường khác nhau.
Thường thì tiệm nào cũng đông nghẹt. Người Mỹ coi những cửa hàng Starbucks như ngôi nhà thứ 3 (sau văn phòng và ngôi nhà theo đúng nghĩa đen của mình). Tại đây, người ta có thể gặp gỡ, giao lưu với bạn bè và thậm chí là trò chuyện với người lạ.
Tuy nhiên, dường như việc quá phổ biến và giống nhau giữa các cửa hàng trên thế giới cũng chính là nguyên nhân khiến thương hiệu này đang dần bị lu mờ và trở thành phổ thông thay vì được biết đến như một nhãn hàng cà phê cao cấp như trước. Không thể phụ nhận rằng thiết kế cửa hàng cũng như hương vị cà phê của Starbucks khá hợp thời tuy nhiên lại không có sự thay đổi phá cách.
Sự rập khuôn đối với tất cả các cửa hàng trên thế giới khiến khách hàng, đặc biệt là giới trẻ đang dần trở nên "chán". Tất cả các cửa hàng của Starbucks trên thế giới đều phải theo một chuẩn mực chung. Sẽ không có chuyện một cửa hàng đơn lẻ có thể tự ý cho thêm một thức uống mới vào thực đơn của mình hoặc thay đổi hương vị sao cho phù hợp với khẩu vị của từng vùng.
Ngay cả sự phổ biến của rộng khắp của Starbucks cũng đang bị đe dọa bởi các đối thủ mạnh khác như Dunkin' Donuts và McDonald's khi các hãng này đang lần lượt mở rộng độ bao phủ chuỗi cửa hàng của mình trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc, khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác đến từ các hãng nổi tiếng nước ngoài thay vì chỉ trung thành với Starbucks.
Chuyên gia Robin Lewis nhận định rằng việc quá phổ biến giống như "nụ hôn của thần chết đối với những nhãn hiệu nổi tiếng, đặc biệt là những nhãn hàng nhắm vào đối tượng giới trẻ". Ông còn cho rằng để tiếp tục duy trì vị thế và thương hiệu cà phê cao cấp thay vì bị tụt lùi trở thành thứ cà phê "phổ thông", Starbucks cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
Trước tình hình đó, Starbucks đã đầu tư hàng triệu đô la để xây dựng hệ thống cà phê rang xay tại chỗ Roastery.
Cửa hàng Roastery đầu tiên được mở tại Seattle rộng tới 1400 mét vuông. Tại đây khách hàng được trực tiếp chứng kiến công đoạn rang xay cà phê cũng như thưởng thức những ly Nitro Cold Brew Float ( Cà phê được pha cùng với ni tơ hóa lỏng dùng cho thực phẩm giúp tạo bọt giống như bia) giá 10$.
Cửa hàng này được xem là tương lai cũng như là lối đi dành cho Starbucks trong thời điểm hiện tại đồng thời là lời tuyên bố quyết tâm đổi mới trong nền văn hóa cà phê đang thay đổi liên tục.
Hiện tại, Starbucks đang mở tiếp 2 quán cà phê Roastery tại New York và Thượng Hải, dự kiến sẽ mở thêm 10 cửa hàng khác tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, hãng này còn có kế hoạch mở thêm 500 cửa hàng Starbucks Reserve Coffee ( cửa hàng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn phục vụ những đồ uống hảo hạng nhất của Starbucks).
Ngoài ra, Starbucks còn liên tục đưa vào menu những đồ uống mới với những phương thức pha chế mới lạ như Nitro Cold Brew Float, Latte Macchiato...
Phát biểu tại hội nghị được tổ chức ở New York hôm thứ 5 tuần trước, CEO của Strarbucks, ông Howard Schultz cũng đã thừa nhận những thách thức và thiếu xót của việc mở rộng quá lớn trên chuỗi cửa hàng của mình: " Đây là những nỗ lực nhằm giải quyết những thách thức nảy sinh từ việc mở rộng quá lớn trên chuỗi cửa hàng của mình. Cửa hàng của chúng tôi có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng chất lượng cà phê lại không được ngon so với ngày đầu thành lập khi mới chỉ 5 cửa hàng Starbucks".
Ông còn tin tưởng rằng: "với kinh nghiệm gần 40 năm hoạt động của cửa hàng cùng với gần 200.000 con người đang làm việc cho Starbucks ở Mỹ tôi vô cùng tự hào về những gì đã đạt được. Và tôi tin rằng đây là thời điểm tốt để chúng tôi đầu tư để thay đổi".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét