Cổ phiếu của Samsung đã tăng hơn 60% trong năm qua. Thậm chí mức tăng này còn tốt hơn Apple - với mức cổ phiếu chỉ tăng 35% trong cùng giai đoạn.
"Nếu muốn thử cảm giác mạnh, hãy trở thành nhà đầu tư vào Samsung". Đó là câu mở đầu trong bài viết của tờ Forbes bình luận về biến cố Phó chủ tịch bị vào tù mới xảy ra với tập đoàn này.
Trong vòng chỉ 6 tháng, công ty đã gặp phải 2 đại hoạ gồm: Vụ thu hồi hàng triệu chiếc Galaxy Note 7 bị lỗi cháy nổ và mới nhất là vụ Phó chủ tịch đồng thời là người thừa kế duy nhất của tập đoàn Lee Jae Yong bị bắt giữ.
Biến cố này nguy hiểm tới cỡ nào đối với Samsung? Các công tố viên Hàn Quốc đã buộc tội Lee Jae Yong chi tới 38 triệu USD cho một cố vấn cấp cao của thủ tướng nhằm giúp họ dễ dàng đạt được sự đồng thuận mua lại một trong những công ty con của mình và thắt chặt quyền kiểm soát công ty của gia đình họ Lee.
Điều đáng nói là sự việc xảy ra vào đúng bối cảnh người dân Hàn Quốc đang tỏ ra cực kỳ thất vọng đối với vô số những cáo buộc về tham nhũng xung quanh vị Tổng thống đang bị luận tội. Chính vì vậy, động thái bắt giữ Phó chủ tịch Samsung như một tín hiệu cho thấy sắp tới tới đây sẽ có những cuộc cải tổ toàn diện đối với những tập đoàn gia đình trị (chaebol) hàng đầu tại đất nước này.
Hoá ra, đây lại là "điềm lành"!
Theo Daniel Gleeson – Chuyên gia phân tích tại Ovum thì toàn bộ hệ thống hiện đang nằm dưới sự giám sát chặt chẽ. Chính vì vậy, đối với lãnh đạo và các nhà đầu tư của những tập đoàn lớn mà nói, đây là “cơ hội nghìn năm có một” để tiến hành cải tổ toàn bộ cấu trúc quản trị của công ty.
Riêng đối với Samsung, đây càng là thời điểm hợp lý bởi họ cũng khẳng định đang xem xét tới lời đề nghị từ quỹ đầu tư New York là Elliott Managemenrt được điều hành bởi tỷ phú Paul Singer – về kế hoạch chia tách tập đoàn thành 2.
Phía Elliott khẳng định đây là bước đi có thể làm gia tăng giá trị đáng kể cho các cổ đông. Bản thân phía Samsung cũng đang trong quá trình cải thiện mối quan hệ với các nhà đầu tư. Khoảng 1 năm trước, công ty đã tuyên bố mua lại một lượng đáng kể cổ phiếu của các nhà đầu tư và điều quan trọng là sau đó họ sẽ huỷ bỏ toàn bộ số cổ phiếu này.
Trên thực tế có rất nhiều công ty không thực hiện như cam kết mua lại, theo chuyên gia Richard Windsor. “Họ sẽ mua lại cổ phiếu và sau đó lại bán ra”.
Thiện ý đó của Samsung đối với các nhà đầu tư cùng việc bỏ ngỏ câu trả lời về đề nghị chia tách của phía Elliott là lý do tại sao cổ phiếu của Samsung đã tăng hơn 60% trong năm qua. Thậm chí mức tăng này còn tốt hơn Apple - với mức cổ phiếu chỉ tăng 35% trong cùng giai đoạn.
Thậm chí, dù sóng gió dồn dập trong suốt 1 tháng qua kể từ khi những lời đồn đoán về việc Phó chủ tịch, người thừa kế duy nhất của tập đoàn, bị bắt giữ, cổ phiếu của Samsung vẫn tiếp tục tăng. Cuối cùng, vào ngày thứ 5 tuần trước, khi mà toà án đã chính thức phát lệnh bắt giữ Lee Jae-yong, cổ phiếu của công ty cũng chỉ giảm nhẹ 0,4% trong phiên giao dịch ngày hôm sau.
“Nếu muốn chia tay Samsung thì đây là thời điểm thích hợp nhất”, theo Ovum đến từ Gleeson. “Đó là lẽ thông thường, khi mà một trong những công ty quyền lực và hùng mạnh nhất thế giới gặp quá nhiều biến cố lớn, việc nói lời chia tay với nó là hợp lý”.
Tuy nhiên trong bối cảnh điều tra bê bối tham nhũng của Tổng thống bị luận tội đẩy lên cao trào, một cuộc cải tổ triệt để và toàn bộ tập đoàn nhiều khả năng sẽ diễn ra. Samsung là một đế chế khổng lồ với rất nhiều mảng kinh doanh khác nhau từ thiết bị cầm tay đến màn hình OLED, chip đều được thiết kế để có thể hoạt động độc lập. Chính vì vậy dù gặp phải những vấn đề lớn tới cỡ nào thì cũng khó ảnh hưởng tới công việc kinh doanh thường ngày của họ.
Trước đó, vào năm 2008, chủ tịch Lee Kun-hee của tập đoàn cũng đã phải từ chức do dính vào bê bối quỹ đen. Tuy nhiên họ vẫn vượt qua được sóng gió đó. Điều tồi tệ nhất, đáng sợ nhất với Samsung theo Windsor là viễn cảnh “Thái tử Lee Jae Yong ngồi tù và không bao giờ có thể trở thành Chủ tịch Samsung Electronics”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét