Nếu bạn đang mong muốn trở thành nhân viên của gã khổng lồ bán lẻ này, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho việc bán đủ thứ hàng, từ dao cạo râu, sữa tắm, thậm chí là cả bao cao su.
Kinh tế học không chỉ bó hẹp trong giảng đường hay ngân hàng. Môn khoa học này tồn tại ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng tới mọi thứ chúng ta làm hoặc nhìn thấy trên phim ảnh cũng như đời thực. Nó có thể giúp ta lý giải những "bí ẩn" lý thú trong cuộc sống như Vì sao ngăn mát tủ lạnh có đèn nhưng ngăn đá thì không hay,...
CafeBiz xin giới thiệu chuỗi bài #Why vào thứ 2-4-6 hàng tuần để giúp bạn thấy kinh tế học không khô khan như bạn nghĩ. Nội dung bài viết được truyền cảm hứng từ cuốn sách "Nhà tự nhiên kinh tế" của tác giả Robert H. Frank.
Hôm nay thứ Hai ngày 20/2, 7-Eleven đã công khai đăng thông tin tuyển dụng đầu tiên tại Việt Nam. Động thái này là minh chứng cho ngày mà hãng bán lẻ lớn nhất toàn cầu này đặt chân tới Việt Nam đã không còn xa nữa.
Trong 90 năm tồn tại, những cửa hàng tiện lợi của 7-Eleven đã đặt chân tới 18 quốc gia với tổng số cửa hàng là hơn 61.000. Đây là số lượng cửa hàng bán lẻ lớn nhất trên thế giới, khiến những ông lớn khác như Walmart hay Starbucks phải thèm thuồng.
Nếu bạn đang mong muốn trở thành nhân viên của gã khổng lồ bán lẻ này, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho việc bán đủ thứ hàng, từ dao cạo râu, sữa tắm, thậm chí là cả bao cao su. Vì sao 7-Eleven lại bán nhiều mặt hàng đến vậy?
Vũ khí của 7-Eleven: "Tính lợi thế nhờ quy mô"
Bí quyết thành công của 7-Eleven chính là việc nó mang đến “sự tiện ích” khác biệt hẳn với các "cửa hàng tiện ích" thuộc thương hiệu khác: Cung cấp tất cả các thể loại hàng hóa dịch vụ để kéo người mua ở lại lâu hơn, hoặc sẽ mua nhiều hàng hóa hơn tại một cửa hàng 7-Eleven.
Những hàng hóa đó có thể kể đến là từ những thứ thông thường như bàn chải, sữa, dao cạo râu…cho đến những thứ rất “độc” như dép đi biển, bao cao su có mùi hương, đồ ăn và thứ nước uống của riêng hãng là Slurpee. Thậm chí, ở nhiều cửa hàng 7-Eleven, thứ người ta bán là “nhạc sống”, qua đó biến cả cửa hàng trở thành giống như một quán cà phê thực thụ.
Đa dạng hóa hàng hóa trong cửa hàng sẽ làm tăng chi phí nhập hàng, điều đó hẳn nhiên đúng. Tuy nhiên, mặc kệ chi phí nhập hàng sẽ tăng lên, các chuỗi bán lẻ ngày nay vẫn đang áp dụng phương pháp này như một “bí kíp” quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của mình.
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô: Sản lượng tăng nhưng chi phí làm ra bình quân lại giảm
Câu chuyện trên được các nhà kinh tế gọi là “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” (economies of scale). Nôm na nó có thể hiểu như là: Đúng là thường, khi bạn tăng quy mô sản xuất lên thì chi phí bạn phải chịu cũng sẽ đội lên tương ứng. tuy nhiên, khi quy mô sản xuất tăng đến một mức nhất định, tức là khi công ty bạn đã đủ lớn rồi, việc sản xuất càng nhiều lại thực ra làm chi phí bình quân càng giảm.
Lý thuyết này làm bất ngờ nhiều người, vì nó dường như tương đương với một nghịch lý là "làm càng nhiều hàng thì lại tốn càng ít chi phí”. Thế nhưng, kinh tế học chứng minh điều này là có xảy ra. Hãy xem ví dụ dưới đây:
Chi phí được ghi trong khung đen
Đây là bảng mô tả chi phí bình quân mà cửa hàng sẽ phải chịu khi bán các số lượng khác nhau hàng hóa X và hàng hóa Y. Ví dụ, bán 0 hàng X và 0 hàng Y, chi phí sẽ là 10 đồng – con số bằng với chi phí thuê cửa hàng.
Bây giờ, hãy xem nếu cửa hàng bán 4 hàng X mà không bán hàng Y, hoặc bán 4 hàng Y mà không bán hàng X thì chi phí cửa hàng phải chịu là 30 đồng. Như vậy, nếu 2 cửa hàng khác nhau của hãng có danh mục hàng hóa như trên thì hãng sẽ phải chịu tới 30+30=60 đồng.
Trong khi đó, nếu tích hợp để cửa hàng bán cả 4 hàng X và 4 hàng Y thì tổng chi phí hãng phải chịu mà số hàng bán được vẫn như trường hợp trên là 34 đồng, tiết kiệm hơn hẳn so với 60 đồng. Đúng là bán nhiều hàng lên là việc quả là rất có lợi.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao lại như vậy ?
Thực tế, khoản chi phí tiết kiệm ở trên kia không có gì là bí ẩn cả.
Khi xây một cửa hàng bán lẻ, người ta sẽ thường xây nó với kích thước lớn và cung cấp cho người tiêu dùng gần như mọi thứ mà họ có thể muốn mua, nhờ đó đảm bảo rằng họ sẽ mua nhiều hơn, làm tăng cửa hàng tăng doanh thu nhiều hơn cả mức chi phí đã tăng thêm. Theo cách này, chi phí cố định của cửa hàng sẽ được phân bổ đều lên một lượng doanh số lớn hơn, nhờ đó nó được nhỏ đi đáng kể.
Thực ra, việc tương tự như thế này cũng xảy ra với ngay chính bạn. Bạn có nhớ bao nhiều lần lái xe đến một siêu thị xa nhà mình để mua đồ, bạn cũng sẽ thương mua nhiều hơn bình thường để đỡ phải đi lần thứ hai không ? Làm việc này, bạn đã đang phân bổ “chi phí thời gian”, “chi phí xăng xe” lên nhiều hàng hóa hơn mà bạn mua, qua đó chi phí ấy giảm đáng kể.
Phải nói thêm rằng, việc tăng tính kinh tế nhờ quy mô giờ đây là chiêu bài mà tất cả các hãng bán lẻ trên thế giới. Ở Mỹ, sự thành công đáng kinh ngạc của WalMart trong việc cách mạng ngành bán lẻ của Mỹ, và rồi các công ty khác bắt chước theo nó trong trong nhánh khác nhau của bán lẻ như Toys-R-Us trong ngành đồ chơi, Circuit City trong ngành đồ gia dụng… là những ví dụ sống động về tính kinh tế khổng lồ theo quy mô được áp dụng thuần thục trong kinh doanh.
Ngày nay, các trung tâm bán lẻ luôn phải to hơn (người ta thường đều tìm kiếm các địa điểm gần đường cao tốc lớn để xây dựng các trung tâm bán lẻ có diện tích lên đến 10.000 m2) và trong đó phải luôn có nhiều hàng hóa, dịch vụ, hoạt động bên lề hơn.
Chẳng thế mà bây giờ, khi bước vào mỗi siêu thị, bạn hẳn sẽ choáng ngợp bởi số lượng hàng hóa trong mỗi cửa hàng. Chính mỗi cửa hàng này cũng tạo ra tính kinh tế theo quy mô nhờ việc trưng bày rất nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng để khách hàng chắc chắn sẽ tìm được chính xác mẫu mã, giá cả, màu sắc và loại sản phẩm mà họ muốn và vừa túi tiền của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét