Toshiba - Tập đoàn công nghệ Nhật Bản hùng mạnh một thời giờ đây đang đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Náo loạn tại Toshiba: mất 6,3 tỷ USD, Chủ tịch từ chức, nguy cơ phá sản – Vì đâu nên nỗi?
Theo những thông tin mới đây, Toshiba đã báo lỗ ròng lên tới 4,4 tỷ USD cho 9 tháng hoạt động kinh doanh kết thúc vào ngày 31 tháng 12 vừa qua.
Con số này làm dấy lên quan ngại rằng Toshiba khó có thể tiếp tục duy trì sự tồn tại mình. Chủ tịch hãng này ông Shigenori Shiga cũng đã buộc phải nhận trách nhiệm và từ chức vì cuộc khủng hoảng tài chính.
Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao một ông lớn công nghệ toàn cầu lại lâm vào cảnh khốn đốn như vậy?
"Scandal" kế toán 2015
Vụ bê bối kế toán bị phanh phui vào năm 2015 của Toshiba được xem là "scandal" lớn nhất trong lịch sử các doanh nghiệp Nhật Bản kể từ sau bê bôi của Tập đoàn Olympus vào năm 2007. Theo đó, một ủy ban điều tra đã được thành lập để xem xét kỹ hoạt động kế toán của Toshiba từ năm 2009 đến năm 2014.
Kết quả là nhiều bút toán "thiếu hợp lý" làm tăng lợi nhuận thuần tới khoảng 1,2 tỷ USD đã được ghi nhận. Báo cáo lúc đó cũng khẳng định nhiều nhân sự cấp cao của Toshiba có liên đới tới việc làm giả số liệu này, bao gồm cả Chủ tịch Hisao Tanaka, nhưng lại không có bất kỳ hệ thống nội bộ nào chặn hành động đáng xấu hổ nói trên.
Theo Japan Times, Toshiba đã áp dụng nhiều cách để làm số liệu đẹp như mơ trong báo cáo tài chính. Ví dụ, Toshiba đã cho thuê ngoài hoạt động sản xuất máy tính với một đối tác: Toshiba bán linh kiện máy tính tính cho đối tác, đối tác này sẽ lắp ráp hoàn thiện máy tính trước khi Toshiba mua lại.
Bằng mô hình này, mảng máy tính của Toshiba có thể bán nhiều linh kiện hơn mức cần thiết cho đối tác giúp thổi phồng các con số. Ở một ví dụ khác, mảng cơ sở vật chất của Toshiba đã đánh giá thấp chi phí của các dự án xây dựng mặc dù họ được cho là đã nhận thức rõ ràng chi phí thực sự đã tăng và cao hơn rất nhiều.
Lý do là bởi lãnh đạo Toshiba muốn đảm bảo số liệu báo cáo hàng quý phải "đẹp". Đây cũng đồng thời là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với tập đoàn này. Vì thế, họ thường đặt ra mục tiêu rất cao và yêu cầu từng bộ phận nhỏ phải hoạt động hiệu quả, đóng góp vào con số chung của công ty.
Ngoài ra, văn hóa ở Toshiba cũng không cho phép các lãnh đạo cấp thấp hơn được "chống lại sếp của mình". Và điều này đã đặt một áp lực lớn với các mảng kinh doanh của Toshiba, dẫn tới việc làm giả số liệu.
Đầu tư thiếu hiệu quả
Cuối tháng 12 năm ngoái, Toshiba công bố thông tin hãng này có thể sẽ phải chịu khoản lỗ nhiều tỷ USD từ khoản đầu tư vào hoạt động xây dựng hạt nhân thiếu hiệu quả từ năm 2015. Tuy nhiên, con số chính thức được công bố mới đây lên tới 6,3 tỷ USD đã thực sự làm Toshiba khốn đốn và nhiều người lo ngại công ty Nhật Bản sẽ gục ngã.
Tháng 1/2006, Toshiba thâu tóm công ty Westinghouse. Tới cuối năm 2015, công ty này mua lại một công ty xây dựng hạt nhân có tên CB&I Stone và Webster. Thương vụ này được kì vọng sẽ giúp Westinghouse hoàn thành được những dự án lò phản ứng hạt nhân ở Georgia và South California, Mỹ.
Dù vậy, chi phí đổ vào dự án này đã nằm ngoài dự tính của Toshiba, trong khi tiến độ lại chậm trễ quá nhiều so với kế hoạch. Toshiba đã thừa nhận rằng, họ định giá CB&I Stone và Webster chênh lên quá nhiều.
Vết xe đổ chung của nhiều ông lớn Nhật Bản
Các hãng công nghệ Nhật Bản hụt hơi giữa sự sáng tạo của Phương Tây và sự nhanh nhạy của một số đối thủ như Trung Quốc.
Toshiba, cùng những cái tên lừng lẫy một thời khác của công nghệ Nhật Bản như Sony, Sharp hay Panasonic, đã bị nhiều chuyên gia công nghệ gắn mác “chậm chạp” từ những năm 2012 và đây được xem là khởi nguồn của sự đi xuống.
Không khó để thấy các ông lớn Nhật Bản đã thất bại trong việc bắt kịp xu hướng của thị trường, tỏ ra hụt hơi trước các hãng công nghệ phương Tây. Trang WSJ đánh giá, điểm yếu của các hãng công nghệ Nhật Bản đến từ chính điểm mạnh của họ: sự kiên định thiên về phần cứng.
Trong khi đó, hiện nay, chỉ phần cứng tốt thôi là chưa đủ, người dùng còn cần đến phần mềm và hệ sinh thái tốt. Sự chậm chạp cùng áp lực lớn từ những sản phẩm mới nổi đến từ Trung Quốc (vốn có thể mạnh ở các sản phẩm giá thấp) rõ ràng khiến các hãng công nghệ Nhật Bản gặp nhiều khó khăn.
Toshiba là một trong những tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản được nhiều người biết đến nhất trên thế giới với lịch sử sản xuất, kinh doanh bắt đầu từ cuối thế kỉ 19.
Công ty này là đơn vị đầu tiên tạo ra chiếc bóng đèn điện tại Nhật Bản đồng thời cũng đón vai trò là đơn vị tiên phong sản xuất máy giặt và tủ lạnh. Hiện nay, Toshiba vẫn là một tập đoàn đa ngành, sản xuất đa dạng các sản phẩm từ TV cho tới chip nhớ.
Đẹp nhỉ <3. À, nếu bạn có nhu cầu thi công văn phòng đẹp hay đơn giản là thi công văn phòng thì ghé mình nha!
Trả lờiXóa