CEO của VNPost là ông Đỗ Ngọc Bình đã có những chia sẻ của mình trên tư cách là người làm logistics về thương mại điện tử Việt Nam.
Hôm nay ngày 24/2, tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam, CEO của VNPost là ông Đỗ Ngọc Bình đã có những chia sẻ của riêng mình, với tư cách là một đơn vị làm logistics, về thương mại điện tử Việt Nam.
Trong thương mại điện tử, logistics là một nội dung rất quan trọng. Các chu trình trong một giao dịch thương mại điện tử, như từ đặt hàng đến mua hàng rồi đến lúc trả hàng, gần như đều liên quan đến logistics.
Gần đây, Chính phủ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của logistics. Theo đó, một loạt các thông tư, nghị quyết đã được ban hàng, nhằm mục đích đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics lớn của khu vực.
Vì thế, câu hỏi đặt ra là với tốc độ phát triển nhanh của thương mại điện tử Việt Nam như ngày nay, liệu rằng các đơn vị logistics trong nước có đủ sức đáp ứng.
Theo ông Bình, ngành logistics tồn tại gắn liền với thương mại điện tử như hai phần không thể thiếu.
Vì thế, nếu muốn xem tăng trưởng của logistics, chúng ta cần đặt nó trong tương quan với mức tăng trưởng thương mại điện tử, cùng với tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cũng như tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Theo đó, ông nhận định: “Theo quan sát của chúng tôi, mức tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam là đạt yêu cầu”.
Ông tiếp lời: “Ở góc nhìn là nhà chuyển phát hàng đầu của thị trường, qua theo dõi các khách hàng lớn của chúng tôi thì thấy họ đều đạt tốc độ tăng trưởng cấp số nhân”.
Tuy thế, do logistics là ngành liên quan nhiều đến con người nên mức độ hòa nhập 100% với công nghệ là khó. Khả năng ngành không theo kịp bước tiến công nghệ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Để giải quyết khó khăn này, “các đơn vị logistics tập trung gia tăng giá trị cho khách hàng, ví dụ như tăng số lượng và chất lượng các dịch vụ mới như cho đổi trả hàng tại kho, cho xem trước hàng...” - ông Bình nói.
Cuối cùng, như để trả lời câu hỏi về dự đoán của mình về ngành logistics trong những năm tới, ông Bình dẫn lại lời của Bộ thông tin và truyền thông: “Chuyển phát sẽ cố gắng tăng gấp 2-3 lần so với mức tăng của các ngành dịch vụ nói chung và gấp 4-5 lần tốc độ tăng trưởng GDP”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét