Đây là một vấn đề không đơn giản, vì lối sống, phong cách làm việc và suy nghĩ của chúng ta đã "quen" với sự bị động. Nhưng nếu muốn trở thành ông chủ, hoặc bắt đầu có suy nghĩ muốn khởi nghiệp, ngay ngày hôm nay bạn nên học 8 cách suy nghĩ mới này cho bản thân.
Nâng tầm bản thân từ nhân viên làm thuê trở thành người khởi nghiệp đòi hỏi sự thay đổi trong cả tư duy và lối sống. Bạn phải tập trung hơn vào những tố chất của một "ông chủ" thay vì làm việc của mình theo sự chỉ đạo từ ai đó.
Đây là một vấn đề không đơn giản, vì lối sống, phong cách làm việc và suy nghĩ của chúng ta đã "quen" với sự bị động. Nhưng nếu muốn trở thành ông chủ, hoặc bắt đầu có suy nghĩ muốn khởi nghiệp, ngay ngày hôm nay bạn nên học 8 cách suy nghĩ mới này cho bản thân.
1. Nên nhớ giờ đây mọi hành động luôn phải hướng về mục đích kinh doanh
Đối với bất kì ai muốn khởi nghiệp thành công đều phải chọn ra cho mình một mục đích. Đó sẽ là hướng đi cho mọi tính toán, suy nghĩ trong đầu bạn. Đừng quên điều gắn liền với nhũng mục đích kinh doanh chính là mục tiêu khách hàng hướng đến.
2. Làm việc kết hợp làm chủ
Trước kia, khi còn là một nhân viên, bạn chỉ cần hoàn thành tốt công việc được giao đã là đủ. Nhưng giờ đây, bạn đang gánh trên vai thêm một trọng trách nữa là "làm chủ". Có nghĩa là ngoài thời gian làm việc, bạn không được quên mình còn phải xem xét, tính toán thêm những bước tiếp theo để đưa công việc kinh doanh của mình phát triển hơn nữa.
3. Hiểu được vấn đề đầu tư
Đây cũng là một yếu tố quan trọng, vì tất cả chúng ta đều muốn được hưởng lợi ngay lập tức. Nhưng khi đã là một doanh nghiệp hay một startup, bạn nên biết đó dường như là điều vô lí. Chúng ta cũng sẽ cần tính toán cho vấn đề đầu tư vừa phải, hợp lý để mong rằng sẽ thu về được những kết quả tốt hơn.
4. Định lượng được lợi tức sau khi đầu tư
Cả nhân viên và chủ doanh nghiệp đều phải có suy nghĩ này, nhưng ở 2 tầm khác nhau. Các nhân viên chỉ hoàn thành công việc của mình để thu về được những lợi nhuận nhỏ, có thể coi đó là tiền lương. Nhưng các "ông chủ" lại phải tính toán hơn nhiều. Bạn sẽ phải học cách giữ thăng bằng cho cả công ty hay vấn đề kinh doanh của mình với số đầu tư bỏ ra.
5. Nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh doanh
Nếu ý tưởng của bạn không hay, bạn sẽ khó tìm được những người giỏi. Không có người giỏi, thì ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ khó thành công. Không những thế, họ phải là những con người cầu tiến. Trong thế giới cạnh tranh như hiện nay, không phát triển có nghĩa là tụt lại phía sau
6. Tăng trưởng kinh doanh sẽ thu hút được khách hàng
Thực chất, môi trường kinh doanh sẽ có hai loại khách hàng được phân loại: những khách hàng cần những gì bạn bán và những khách hàng thực sự mua. Họ sẽ dựa vào khả năng, quy mô, đầu tư của doanh nghiệp để quyết định. Nếu bạn thực sự giải quyết được mọi vấn đề mà khách hàng đưa ra thì chúc mừng: Bạn đã bán được hàng rồi!
7. Đầu tư thêm thời gian suy nghĩ về hiệu quả kinh doanh
Người thành công trong kinh doanh là người tìm ra được các hướng đi hiệu quả hơn đối với vấn đề mình đang đầu tư. Tăng sự hài lòng của khách hàng, giá cả thấp đi hay lợi nhuận tặng lên cho mỗi nhân viên đều là hiệu quả trong kinh doanh cần cải thiện.
8. Tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên
Ai cũng muốn được làm trong môi trường làm việc tốt để có thể phát huy tối đa chất xám. Đó là điều các "ông chủ" mới cần lưu ý. Công việc kinh doanh sẽ phát triển xuất sắc nếu như mọi nhân viên đều hài lòng và cảm thấy thoải mái khi làm việc. Được gọi là mối quan hệ win-win (cả 2 đều có lợi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét