Phản ứng của người dùng trước việc Apple ra mắt phiên bản iPhone màu đỏ là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thèm khát đổi mới của người dùng.
Đi dạo một vòng quanh các nhà bán lẻ điện thoại di động, người dùng sẽ bắt gặp hàng loạt những thiết kế giống nhau với khung nhôm, mạ bạc hoặc vàng ánh kim. Chúng đẹp nhưng quá an toàn đến mức nhàm chán.
Sau nhiều năm thử nghiệm và phát triển với các chất liệu, kích cỡ và thiết kế khác nhau, một quy chuẩn ngầm đã hình thành giữa những nhà sản xuất. Một chiếc điện thoại tốt phải sở hữu vỏ kim loại với một trong ba màu: Bạc, vàng hoặc đen. Màn hình dao động từ 4,7 inch đến 5 inch.
Kết quả là các sản phẩm ra đời đều có vẻ ngoài tương tự và người dùng khó có thể nhận ra sự khác biệt ngoại trừ tên thương hiệu.
Bằng việc hợp tác cùng RED - tổ chức từ thiện được thành lập vào năm 2006 bởi ca sĩ Bono, Apple đã ra mắt iPhone 7 với màu đỏ đặc trưng nhằm quyên góp tiền giúp thế giới chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Công ty đặt kỳ vọng vào doanh số bán hàng ở Trung Quốc vì quan niệm sắc đỏ tượng trưng cho sự may mắn ở quốc gia đông dân này.
iPhone 7 Red được công bố cùng thời điểm với chiếc iPad mới. Theo số liệu từ Google Trends, các tìm kiếm cho “iPhone đỏ” vượt xa “iPad mới”.
Số lượng tìm kiếm cho chiếc iPhone mới (đường kẻ đỏ) cao hơn hẳn so với iPad (đường kẻ xanh). Ảnh: Google Trends.
Ngôn ngữ thiết kế mà các OEM hiện đang sử dụng đều đã trở nên cũ kỹ và quá hạn. Phản ứng của người dùng trước việc Apple ra mắt phiên bản màu đỏ là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thèm khát đổi mới của người dùng.
Các nhà sản xuất khác cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Samsung xác nhận Galaxy S8 sẽ có phiên bản màu hoa nhài tinh tế, sang trọng bên cạnh hai màu xanh và hồng. Thiết bị cao cấp P10 của Huawei cũng sẽ có phiên bản xanh lá cây và màu xanh da trời.
Suy cho cùng, “an toàn” không đồng nghĩa với “sự nhàm chán”. Đây là thời điểm thích hợp nhất để các công ty phá bỏ những giới hạn cũ, đem đến những thiết kế và tính năng đột phá mới cho người dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét