Việc Amazon tỏ ra "chần chừ" khiến khá nhiều chuyên gia đau đầu, và đặt ra câu hỏi: "Phải chăng đang có vấn đề gì tồn đọng vậy?".
Vài ngày qua, xuất hiện nhiều thông tin khẳng định Amazon chưa chính thức tấn công vào thị trường TMĐT tại Đông Nam Á trong Q1/2017 này, dù đây được đánh giá là thị trường có tốc độ phát triển khá mạnh mẽ.
Việc Amazon tỏ ra "chần chừ" khiến khá nhiều chuyên gia đau đầu, và đặt ra câu hỏi: "Phải chăng đang có vấn đề gì tồn đọng vậy?".
Giải thích về động thái nói trên của Amazon, ngày Sheji Ho, trưởng phòng Marketing của aCommerce tin vào 3 lập luận sau.
Không phải cứ mạnh là muốn đánh chiếm thị trường nào cũng được
Amazon đang là "gã khổng lồ" trên thị trường TMĐT. Thực tế là Amazon đang dành thế chiếm lĩnh ở hầu hết các thị trường mà họ chính thức "đổ bộ". Và đây là những thị trường Amazon đang trở nên bất khả xâm phạm.
Mỹ, Nhật bản, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, và cả Ấn Độ.
Rõ ràng, thế của Amazon rất mạnh. Nhưng tại sao Amazon lại "ngại" bước chân vào Đông Nam Á? Câu trả lời chỉ có thể là sự khác biệt giữa về văn hóa, về tính bản địa, mà cụ thể là giữa người phương Đông với người phương Tây.
Giả dụ, nếu đưa một Giám đốc của Amazon từ Seattle đến tìm hiểu thị trường các nước Đông Nam Á thì chẳng khác nào đưa họ vào một khu rừng. Dám chắc là họ sẽ van xin được về nhà chỉ trong vài ngày vì thị trường này quá phức tạp.
Duy có Trung Quốc là một ngoại lệ. Đây là thị trường có tầm cỡ ngang Mỹ, nhưng Amazon lại không thể chen chân vào. Năm 2008, Amazon từng chiếm tới 15% thị phần TMĐT tại Trung Quốc, nhưng theo số liệu mới đây nhất, họ chỉ còn lại chưa tới 2% thị phần.
Đó là những quyết định từ ban điều hành Amazon, khi họ biết không thể cạnh tranh với các công ty bản địa. Viêc phải đối đầu với Alibaba của Jack Ma và JD của Liu Qiangdong khiến Amazon buộc phải tự thu nhỏ mình lại, trở thành một cửa hàng trên trang TMĐT Tmall.
Còn ở Trung Đông, Amazon cũng đang vướng vào một cuộc chiến với ông trùm UAE - Mohamed Alabbar nhằm thâu tóm được Souq.com. Souq hiện đang hoạt động trên khắp các quốc gia hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) nơi có thể thông thương với các quốc gia có biên giới trên đường bộ.
Nếu có thể đàm phán thành công và có được Souq.com, Amazon sẽ kết nối được với hơn 50 triệu người sử dụng cùng một ngôn ngữ và có văn hóa giống nhau, phù hợp với chiến lược đầu tư vào một thị trường lớn của họ.
Singapore liệu có phải là nơi khởi đầu hợp lý?
Nhiều thông tin cho rằng, Amazon sẽ mở đầu chiến dịch thống trị Đông Nam Á của mình với đất nước Singapore, đất nước hiện đại nhất nhưng lại nhỏ nhất trong vùng.
Người dân Singapore được biết đến là những công dân có tinh thần trách nhiệm cao. Họ luôn tuân thủ và đề cao tinh thần trách nhiệm đóng thuế để xây dựng đất nước, nên hầu hết các công dân nước này đã quá quen với việc đặt hàng từ Amazon.
Amazon và Singpost còn đang cố gắng cải tiến trong lĩnh vực logistics xuyên biên giới để nâng cấp dịch vụ giao hàng từ Mỹ. Cụ thể, nếu hoàn thành chiến dịch này, người dân Singapore sẽ chỉ mất 3 ngày chờ đợi nếu đặt hàng tại Amazon với gói cước vận chuyển ưu tiên. Đó là thời gian trung bình cho việc giao hàng trong nước tại Indonesia.
Chưa dừng lại ở đó, thời gian sẽ còn rút ngắn thêm nữa nếu Amazon tiếp tục mở rộng. Và bạn có thể mong đợi giao hàng nhanh hơn trong tương lai khi Amazon thành công mở rộng hình thức máy bay giao hàng của họ.
Tuy nhiên, có vẻ như Singapore chưa hẳn là một điểm đến thực sự hợp lý. Bởi một người thông thái và am hiểu "bản địa" như tỉ phú Jack Ma lại quyết định chọn Malaysia là trung tâm của khu vực Digital Free Trade Zone (tạm dịch là khu vực mậu dịch điện tử tự do).
Thứ nhất, Malaysia thuận tiện cho việc kết nối với các quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Việt nam.
Thứ hai, Malaysia rất gần với Indonesia, thị trường lớn nhất của Alibaba và Lazada. Malaysia còn là đồng minh thân cận trong kinh doanh của Trung Quốc.
Thứ ba, là do Malaysia có tiềm năng hơn Singapore (30 triệu dân so với 5,5 triệu dân Singapore). Người dân ở đây cũng thường xuyên sử dụng Tmall, Alibaba, AliExpress.
Nhưng Amazon vẫn đang tiến hành tuyển dụng?
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT ở Đông Nam Á đã nhận được cuộc gọi của Amazon. Nhưng thực chất, họ đang tuyển dụng để làm gì?
Theo dự đoán, mục đích của những động thái này là nhằm phục vụ tìm kiếm các đối tác của Amazon tại Đông Nam Á. Có nghĩa là Amazon tuyển dụng tại Thái Lan cho mạng lưới Amazon Global Selling và AWS, không phải để thành lập mạng lưới bán hàng tại đây.
Nếu có, Indonesia sẽ là quốc gia phù hợp để Amazon ghi dấu ấn.
Vì đây là quốc gia phù hợp nhất với chiến lược tấn công vào thị trường lớn, và tập trung của Amazon. Với 250 triệu dân, Indonesia sẽ là một Trung Quốc mới, đóng vai trò như một cỗ máy kinh tế và TMĐT trong khu vực 600 triệu người.
Tuy vậy, nếu Amazon không nhanh chân thực hiện ý định này, rất có thể họ sẽ không còn cơ hội nữa. Với sự ủng hộ của Alibaba, Lazada, các doanh nghiệp địa phương như LippoGroup, Blibli đang dần chiếm lĩnh thị trường.
Trong khi thị trường Trung Đông vẫn còn đang xáo trộn với những cạnh tranh từ ông trùm UAE, Amazon nên sớm bước chân vào thị trường Đông Nam Á, cụ thể là Indonesia vì thị trường TMĐT nước này vẫn đang phát triển. Người dân nước này chắc chắn sẽ tin tưởng một cái tên danh tiếng như Amazon.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét