Các báo cáo nghiên cứu thị trường mới đây cho thấy nhiều nhà đầu tư ngoại rất quan tâm đến các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng và dòng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển mạnh vào BĐS du lịch. Nhất là các doanh nghiệp Nhật Bản và Singapore đang mở rộng hoạt động tại các thành phố lớn.
Sở hữu khí hậu nhiệt đới và bờ biển dài, nhiều năm qua, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, lọt top 5 nước ASEAN có lượng khách quốc tế cao nhất. Tính đến hết tháng 11/2016, đã có hơn 9 triệu lượt du khách quốc tế đến với Việt Nam (số liệu của Tổng cục Thống kê). Bên cạnh đó, Việt Nam còn được bình chọn là 1 trong 4 quốc gia tốt nhất để nghỉ hưu ở châu Á, thu hút lượng lớn người nước ngoài có nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ 2 để nghỉ dưỡng.
Mới đây, Forbes Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với các nhà đầu tư, trong đó có hơn 71% số người được hỏi trả lời rằng nếu có cơ hội họ sẽ mua một căn hộ trong nước.
Trong khi đó, một nghiên cứu thị trường cho thấy đã có 50% biệt thự nghỉ dưỡng và 70% condotel đã được bán hết trong năm ngoái khi số lượng mở bán tương ứng là 3.000 và 15.000. Đây được coi là hệ quả của sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, chiếm tới 13,9% tổng sản phẩm quốc nội trong năm qua.
Nhận định chung về xu hướng phát triển trong thời gian tới, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch tập đoàn FLC cho rằng, khác với các phân khúc khác, BĐS nghỉ dưỡng đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Điều này có nghĩa, nguồn vốn dành cho phân khúc này cũng đang gia tăng, kéo theo sự ra đời của hàng loạt sản phẩm BĐS phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư không chỉ xây dựng lên những khối khách sạn và thu tiền, thay vào đó họ đang đi theo xu hướng đầu tư những khu phức hợp vui chơi giải trí để giữ chân du khách.
Vị tỷ phú sàn chứng khoán này đưa ra dẫn chứng cho thấy bình quân mỗi du khách đến Việt Nam chỉ chi 106 USD/ngày, trong khi tại Thái Lan, họ tiêu đến 160 USD/người/ngày. Với hơn 10 triệu khách quốc tế và hàng chục triệu khách nội địa, rõ ràng ngành du lịch trong nước đã đánh rơi vài tỷ USD mỗi năm nếu chỉ so với Thái Lan.
"Bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng không phát triển đơn lẻ, mà chính là đầu tàu kéo các ngành khác như thép, xi măng, xây dựng, hạ tầng, logistic, du lịch… cùng đi lên. Thời gian qua chúng ta phát triển du lịch nhưng vẫn chưa có nhiều các dịch vụ, tiện ích giải trí xứng tầm, để du khách phải “cạn ví” khi ra về", ông Quyết nói thêm.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hạ tầng, dịch vụ trong phát triển du lịch. Du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng có thể nói chính là "cặp bài trùng", cùng nhau phát triển.
Ông Quyết nói thêm: "Đối với FLC, chúng tôi có lối đi riêng trong phát triển bất động sản nghỉ dưỡng như lựa chọn những nơi có lợi thế đặc biệt về du lịch, tính kết nối cao với các địa danh du lịch, tham quan khác, có tính khai phá để giúp tiết kiệm chi phí phát triển… Đặc biệt, dự án phải có tính kết nối cao với khu dân cư hiện hữu để mở rộng tập khách hàng, không chỉ khai thác nguồn khách du lịch mà đáp ứng cả những người dân địa phương có nhu cầu nhà ở thực".
Và đặc biệt, quy mô dự án phải lớn với đầy đủ các hạ tầng về vui chơi giải trí cũng như nghỉ dưỡng. Ở Việt Nam, số dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn, nhưng đáp ứng được đầy đủ các hạ tầng về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf… kết hợp thì rất ít. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đã có, và ông tin Việt Nam không phải là ngoại lệ.
"Đơn giản là, du khách không thể chỉ đến một nơi nào đó tại Việt Nam chỉ để đi bơi, đi ăn và sau đó là về phòng đi ngủ. Các doanh nghiệp với tiềm lực tài chính lớn sẽ có khả năng phát triển các quần thể nghỉ dưỡng chuyên nghiệp, không chỉ để ở mà còn hướng đến là các trung tâm mua sắm, vui chơi với đủ loại hình giải trí từ truyền thống cho đến hiện đại, với các dịch vụ đạt chất lượng cao cấp. Đó chính là động lực cho du lịch Việt Nam giữ chân, thu hút thêm du khách và thu được nhiều tiền hơn từ họ", ông Quyết nói thêm.
Năm 2017, FLC sẽ hoàn thiện và dự kiến khánh thành dự án FLC Hạ Long vào đầu quý III. FLC cũng dự kiến khởi công dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Đồ Sơn tại thành phố Hải Phòng, diện tích khoảng 500 ha, tổng mức đầu tư 5.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, FLC sẽ mở rộng đầu tư tại các dự án đã đi vào hoạt động như FLC Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn, FLC Vĩnh Phúc. Cụ thể, tại FLC Sầm Sơn, chúng tôi đang triển khai giai đoạn 2 là dự án FLC Lux City với 70 tiện ích, trong đó có khách sạn, nhà hàng, siêu thị, công viên giải trí… Tại FLC Quy Nhơn, tập đoàn này vừa ra mắt Học viện golf cùng 18 hố golf. FLC Vĩnh Phúc cũng dự kiến sẽ được mở rộng lên tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét