Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

“Ai mua hành tôi, thì thương tôi với”

Câu chuyện “Ai mua hành tôi” vẫn còn nóng hổi ở thời hiện đại.
“Chiều chiều gọt mướp nấu canh
Thấy anh qua lại bỏ hành lộn om”


Câu ca dao Châu Đốc nhắc nhớ tôi về câu chuyện dân gian Việt Nam “Ai mua hành tôi, thì thương tôi với”. Chuyện kể về một anh dân quê cứu sống một con chim thần và được nó tặng lại một chai nước khiến con người ta trẻ ra. Khi anh mang về nhà cất, cô vợ không biết tưởng nước thơm bèn đem xức thì trở nên xinh đẹp lạ thường.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Tin về cô vợ xinh đẹp tuyệt trần của anh rút cục cũng được truyền đến tai nhà vua. Nhà vua háo sắc bèn phái người đến bắt cô về làm thiếp trong cung…

Buồn vì xa chồng, cô bỏ ăn, cũng chẳng nói, chẳng rằng. Thấy vậy, nhà vua bèn ra lệnh cho ai làm cô vui cười sẽ trọng thưởng. Về phần anh chồng, từ miền quê xa cũng thương nhớ vợ mà từ bỏ ruộng vườn, gồng gánh hành tiến về kinh đô. Vừa đi, anh chàng vừa rao:
Dọc bằng đòn gánh
Củ bằng bình vôi
Ai mua hành tôi
Thì thương tôi với”.

Nghe thấy tiếng rao, cô vợ nhận ngay ra giọng chồng mình nên đòi đưa người bán hành vào cung và lập tức cô vui cười hớn hở lạ thường. Tưởng cách ăn mặc của anh bán hành khiến cô gái bật cười, nhà vua bèn đổi quần áo của mình cho anh ta để mua vui cho người đẹp. Liền đó, nhà vua bị chó dữ trong hoàng cung cắn chết vì không nhận ra. Còn anh nông dân, sẵn mặc triều phục, như duyên trời định, lên ngôi vua và sống hạnh phúc cùng vợ đẹp từ đó.

Câu chuyện chắc hẳn làm xúc động nhiều người trong chúng ta, khi còn là một đứa trẻ, về bài học về “ở hiền gặp lành”, còn những kẻ nhà giàu, gian ác thì sớm muộn cũng nhận được kết cục không tốt.

Quả thật, ước mơ làm giàu, đổi đời luôn là khát vọng ngàn đời của người Việt. Người xưa luôn cho rằng, những kẻ giàu có luôn đi đôi với tham lam, gian ác; còn những người dân lam lũ, thấp cổ bé họng lại không có cơ hội đổi đời. Vì thế, ước mơ cứ mãi là mơ ước. Một tư duy thiếu tích cực, thì không thể mang lại sự thịnh vượng, cho dù trái tim bạn tràn đầy lòng thương.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Hành tím rớt giá, nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng không có lời
Không phải ngẫu nhiên tôi lại kể chuyện cổ tích, giữa cuộc sống đầy chộn rộn này. “Hành”, “anh nông dân”, “nhà vua gian ác”,… đang mang tính thời sự hơn bao giờ hết trên các báo và mạng xã hội.

Cuối tháng 3 vừa qua, cơn lũ trái mùa bất ngờ ập trong đêm khiến hàng chục héc ta dưa hấu của nông dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam chìm trong biển nước. Thương lái thấy dưa bị ngập nước đã đánh đồng dưa chất lượng bình thường với dưa bị ngập nước để ép người dân bán giá thấp (từ giá 4.000 đồng xuống còn 1.000 đồng).
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Suốt hai tuần qua, chiến dịch giải cứu dưa hấu Quảng Nam đã diễn ra sôi nổi với sự góp sức của nhiều tổ chức, nhóm, câu lạc bộ, các đội tình nguyện,… Không chỉ Bộ Công thương và các bộ, ban ngành khác, nhiều cá nhân ở thủ đô Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá,… đã tổ chức thu mua dưa của nông dân với giá cao hơn thương lái bán cho người tiêu dùng, mà không lấy một đồng lãi nào.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Công sở Hà Nội ăn dưa ủng hộ đồng bào Quảng Nam - Ảnh: T.H
Chưa kể báo mạng và facebook, lời kêu gọi của sao Việt như hoa hậu Kỳ Duyên, ca sỹ Minh Chuyên cùng nhiều nghệ sỹ khác đã giúp tiêu thụ khoảng 30 tấn dưa giúp bà con. Việc cộng đồng nỗ lực cứu dưa giúp bà con nông dân là điều vô cùng đáng quý. Nhưng sự việc này cũng cho thấy định hướng cho nông dân về gieo trồng và thu hoạch vẫn còn bỏ ngỏ.

Không chỉ dưa hấu, hành tím thời gian qua bị ép giá trầm trọng, mà các nông sản khác như thanh long, mía, cây cao su mất bao công chăm sóc cũng phải đốn bỏ hoặc cho bò ăn khiến người xem không khỏi buồn lòng.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Không những phải bỏ tiền mua giống, bỏ công sức vun xới, người nông dân hiện nay còn đang bỏ qua cơ hội kiếm sống, mà xa hơn là làm giàu chính đáng cho gia đình mình. Thiếu định hướng, họ đánh đổi mồ hôi, nước mắt của mình vào những trò may rủi.

Những ngày qua, nhờ sự chia sẻ, cảm thông mà dưa của bà con nông dân Quảng Nam đã được chở đến mọi miền. Ở các cơ quan, công sở ở Hà Nội, thật dễ dàng bắt gặp những quả dưa nặng cả chục kg xuất hiện trên bàn ăn. Tuy nhiên, dù thế nào thì sự giúp đỡ của cộng đồng cũng không thể là mãi mãi. Còn biết bao nhiêu nông sản Việt chờ cộng đồng giúp sức?

Đã đến lúc, người nông dân cần được định hướng tốt cho mùa vụ của mình, chứ không thể trông cậy vào sự trợ giúp của cộng đồng. Đã đến lúc các nhà quản lý, các cấp chính quyền, các nhà đầu tư, những người có đầu óc chiến lược đưa ra những giải pháp cụ thể giúp bà con nông dân. Vấn đề thả nổi sản phẩm, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả kinh tế cao mới là đề tài nóng hổi tại các cuộc toạ đàm hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét