HDBank- Ngân hàng TMCP TP Hồ Chí Minh vừa chính thức công bố dành 6.000 tỷ đồng với lãi suất siêu ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ(VVN).
Lãi suất siêu ưu đãi dành cho doanh nghiệp NVV
Theo ông Cao Sỹ Kiêm-Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp NVV Hà Nội, gói tín dụng siêu ưu đãi lãi suất VND dành cho doanh nghiêp VVN có ý nghĩa rất quan trọng trong viêc bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; cho vay tài trợ dự án, thiết bị sản xuất. Đồng thời, với các khoản vay ngắn hạn dưới 6 tháng doanh nghiệp còn hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,6%/năm có tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng. Riêng các khoản vay trung và dài hạn, HDBank áp dụng lãi suất cho vay cố định 12 tháng đầu tối thiểu là 9,69%/năm. Lãi suất cho vay các năm tiếp theo áp dụng theo lãi suất do HDBank ban hành cho từng thời kỳ.
Ngoài ra, từ ngày 01/4, HDBank cũng triển khai chương trình "Cho vay ưu đãi bằng VND lãi suất điều chỉnh hàng tháng dành cho doanh nghiệp". Chương trình áp dụng cho các khoản giải ngân mới (theo khoản vay hoặc theo hạn mức) có thời gian từ 6 tháng trở xuống bổ sung vốn lưu động phục vụ các phương án, dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. HDBank sẽ điều chỉnh lãi suất áp dụng cho chương trình vào mỗi tháng theo quy định từng thời kỳ. Lãi suất hiện tại đang áp dụng là 7,5%/năm.
Sắp tới nhiều gói tín dụng siêu ưu đãi sẽ hướng tới khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm qua khu vực doanh nghiệp NVV đã đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Chính vì vậy,Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp NVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước...
Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp NVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước:
Hỗ trợ doanh nghiệp NVV đảm bảo công khai, minh bạch, theo nhu cầu của DN và phù hợp với điều kiện nguồn lực của quốc gia… Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia ngày càng cao vào công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV. Tùy vào điều kiện thực tế, công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV được chuyển giao từng bước từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân thực hiện, theo định hướng thị trường…
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp NVV được bình đẳng tiếp cận các chính sách và tham gia các chương trình hỗ trợ của Chính ph… Và điều qua trọng trọng nhất, các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp NVV không mâu thuẫn với các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của các ngành. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NVV góp phần bổ sung, hỗ trợ thực hiện các chính sách phát triển ngành.
Đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp VVN
Năm 2015 được coi là năm bản lề nên công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV hướng có trọng tâm trọng điểm hơn. Bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn thi hành các bộ luật quan trọng về đầu tư kinh doanh được ban hành trong năm 2014 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp …
Công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV được Chính phủ, Bộ KH&ĐT cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như: hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, hình thành các liên kết ngành, phát triển theo chuỗi giá trị.
Do nguồn lực có hạn, nên các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp NVV cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, các ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế và hỗ trợ tích cực cho việc tăng thêm giá trị gia tăng, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo hiệu ứng kinh tế - xã hội lan tỏa để hỗ trợ doanh nghiệp VVN có tốc độ phát triển cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ở bậc cao hơn và sâu hơn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ liên kết giữa các doanh nghiệp VVN và các doanh nghiệp lớn cũng được đề cập trong Dự thảo lần này, có ý nghĩa rất lớn trong việc thực chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta, mặt khác giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển vững mạnh, tạo thành các chuỗi liên kết trong sản xuất cung ứng hàng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao ra thị trường khu vực và quốc tế.
Trong đó, vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong việc hỗ trợ rất hiệu quả, thiết thực để phát triển các vườn ươm doanh nghiệp, vườn ươm khoa học công nghệ, giúp các doanh nghiệp VVN thực hiện đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển “thung lũng công nghệ Silicon” ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét