Có thể nói, chưa bao giờ trên thị trường trào lưu khởi nghiệp kinh doanh ăn theo trên điện thoại thông minh lại phát triển như vũ bão trong thời gian gần đây. Điển hình với kinh doanh dịch vụ dành cho taxi như Uber, Grab taxi và mới đây trào lưu này lấn sân sang lĩnh vực du lịch, khách sạn, xe ôm, việc nhà và các ngành nghề khác...
Khởi nghiệp từ thị trường taxi
Ra đời năm 2009 tại Mỹ và chính thức hoạt động năm 2010, ứng dụng Uber được xây dựng dành cho người dùng thiết bị di động thông minh có thể tìm kiếm một phương tiện chuyên chở thích hợp cho mình, cũng như tài xế có thể tìm thấy khách hàng nhanh nhất, giảm thiểu chi phí. Cũng chính từ ưu điểm đó mà sau khi ra mắt được vài tháng dựa án khởi nghiệp từ dịch vụ Uber nhanh chóng được người dùng lựa chọn.
Tại Việt Nam, Uber xuất hiện ở TP.HCM từ đầu tháng 7/2014 và cũng gây ra nhiều tranh cãi ngay từ ngày đầu. Trong khi số phận Uber còn chờ cơ quan chức năng quyết định, thì nhiều dịch vụ tương tự đã ra đời và phát triển rầm rộ.
Dịch vụ này đang được ứng dụng rộng rãi ở Hà Nội với hàng trăm hãng taxi. Grab taxi không làm việc theo phương thức hợp tác với hãng nào, mà chủ yếu liên hệ trực tiếp với lái xe. Theo đó, những lái xe của các hãng sẽ được tư vấn cẩn thận trước khi tham gia vào hệ thống. Việc tính tiền hoa hồng sẽ được Grabtaxi trả qua tài khoản cho tài xế.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Grabtaxi Việt Nam cho hay, hiện loại hình này cũng đã được ứng dụng tại TP.HCM. Hiện nay trong 4 nước khu vực Đông Nam Á mà hãng này đầu tư, Việt Nam là nước có mức độ tăng trưởng nhanh nhất.
Hiện nhiều hãng taxi ở Việt Nam cũng đang ráo riết triển khai và phát triển thêm dịch vụ này. Gần đây nhất là hãng taxi Mai Linh đã cho ra phần mềm Mai Linh Taxi-Vietek. Phần mềm này được ứng dụng trên điện thoại thông minh và giúp khách hàng gọi taxi nhanh chóng và thuận tiện…
Dự án khách sạn, xe ôm… nhảy vào cuộc
Không chỉ các hãng taxi nhanh chóng bắt nhịp trào lưu này, ngay cả các dịch vụ như khách sạn, dọn nhà, hay xe ôm tại Việt Nam cũng nhanh chân không kém.
Trong năm 2014, nhiều người yêu thích du lịch đã truyền tai nhau về dự án ứng dụng đặt phòng HotelQuickly (Hồng Kông), có thể đặt phòng khách sạn 3 - 5 sao vào giờ chót với giá mềm. Không những thế, HotelQuickly còn tặng cho người sử dụng 31 USD ngay khi họ kích hoạt tài khoản. Ứng dụng này có bảy thứ tiếng bao gồm tiếng Việt, chạy trên hệ điều hành iOS, Android và Blackberry 10.
Hiện HotelQuickly đã có hơn 150.000 khách đăng ký và hơn 300.000 lượt tải về, trở thành ứng dụng đặt phòng vào phút chót phổ biến tại nhiều thị trường trong khu vực, bao gồm Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Úc và New Zealand với 60.000 khách sạn tham gia. Riêng tại thị trường Việt Nam, đã có 330 khách sạn tham gia vào mạng lưới này.
Hiện trong lĩnh vực đặt phòng khách sạn, ngoài HotelQuickly còn có một ứng dụng khác là In2nite của Singapore cũng đã đặt chân vào thị trường Việt Nam. Thực tế cho thấy ngành du lịch Việt Nam đang phát triển nhưng công suất sử dụng phòng lại không cao, trong khi du khách lại mong muốn tìm được chỗ nghỉ chân với giá mềm. HotelQuickly sẽ là một kênh bán hàng giúp giải quyết bài toán trên.
Mới đây, Công ty FPT Telecom sau một thời gian ấp ủ ý tưởng đã cho ra dịch vụ tìm người giúp việc thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động với tên gọi viecnha. Đây là nền tảng ra mắt đầu tiên trong lĩnh vực kết nối các cá nhân, hộ gia đình tìm kiếm dịch vụ với chất lượng đảm bảo tại Việt Nam. Theo đó, khi khách hàng có nhu cầu muốn dọn nhà, trước tiên sẽ mở ứng dụng đã cài đặt, đưa ra yêu cầu cần làm, kèm theo diện tích căn nhà cùng 3 tấm hình chụp bằng điện thoại, đặt lịch hẹn (ngày giờ) và cuối cùng là điền thông tin liên hệ của gia chủ.
Sau khi đã gửi thông tin và được tiếp nhận, khách hàng sẽ biết trước tổng mức phí phải trả, thông tin hình ảnh của nhân viên sẽ đến làm, những đánh giá trước đó về nhân viên này. Phía FPT Telecom sẽ thu 10.000 đồng cho mỗi giao dịch thành công, về sau sẽ tính toán lại để thu mức phần trăm nhất định.
Ông Lê Trọng Đức - Trưởng ban dự án cho biết, mặc dù mới ra mắt trong thời gian ngắn nhưng tới nay mỗi ngày có gần 200 lệnh đặt, thậm chí nhiều người giúp việc còn làm tới 3-4 đơn vị một ngày..
Để đem mô hình kinh doanh mới mẻ vào Việt Nam, các công ty sẵn sàng chi tiền cho các chiến dịch tiếp thị, xác định mục tiêu đầu tư dài hạn bởi đằng sau họ là các quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty Internet lớn luôn sẵn sàng mở hầu bao rót tiền….
Có thể nói năm 2014, loại hình kinh doanh, ứng dụng cung cấp dịch vụ gọi xe theo chuyến như taxi mang tên Uber, Grab taxi, đã trở thành một trong những điểm nóng trên nhiều phương diện như công nghệ, kinh tế, truyền thông khắp thế giới. Và năm 2015 sẽ tiếp tục là một năm bùng nổ với các dự án khởi nghiệp theo mô hình khởi nghiệp kinh doanh trên điện thoại di động…
Ra đời năm 2009 tại Mỹ và chính thức hoạt động năm 2010, ứng dụng Uber được xây dựng dành cho người dùng thiết bị di động thông minh có thể tìm kiếm một phương tiện chuyên chở thích hợp cho mình, cũng như tài xế có thể tìm thấy khách hàng nhanh nhất, giảm thiểu chi phí. Cũng chính từ ưu điểm đó mà sau khi ra mắt được vài tháng dựa án khởi nghiệp từ dịch vụ Uber nhanh chóng được người dùng lựa chọn.
Tại Việt Nam, Uber xuất hiện ở TP.HCM từ đầu tháng 7/2014 và cũng gây ra nhiều tranh cãi ngay từ ngày đầu. Trong khi số phận Uber còn chờ cơ quan chức năng quyết định, thì nhiều dịch vụ tương tự đã ra đời và phát triển rầm rộ.
Khởi nghiệp trên điện thoại thông minh ngày càng được các bạn trẻ thích thú
Sau Uber là Grab taxi, đây cũng là dịch vụ gọi taxi ứng dụng trên điện thoại thông minh. Người dùng sẽ phải cài đặt một phần mềm có tên của hãng này trên máy tính hoặc điện thoại di động của mình. Để có thể ứng dụng, người dùng phải cập nhật tên và địa chỉ email. Với mã code mà phần mềm đưa ra, họ mới có thể thực hiện thao tác đặt xe cho hành trình của mình.Dịch vụ này đang được ứng dụng rộng rãi ở Hà Nội với hàng trăm hãng taxi. Grab taxi không làm việc theo phương thức hợp tác với hãng nào, mà chủ yếu liên hệ trực tiếp với lái xe. Theo đó, những lái xe của các hãng sẽ được tư vấn cẩn thận trước khi tham gia vào hệ thống. Việc tính tiền hoa hồng sẽ được Grabtaxi trả qua tài khoản cho tài xế.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Grabtaxi Việt Nam cho hay, hiện loại hình này cũng đã được ứng dụng tại TP.HCM. Hiện nay trong 4 nước khu vực Đông Nam Á mà hãng này đầu tư, Việt Nam là nước có mức độ tăng trưởng nhanh nhất.
Hiện nhiều hãng taxi ở Việt Nam cũng đang ráo riết triển khai và phát triển thêm dịch vụ này. Gần đây nhất là hãng taxi Mai Linh đã cho ra phần mềm Mai Linh Taxi-Vietek. Phần mềm này được ứng dụng trên điện thoại thông minh và giúp khách hàng gọi taxi nhanh chóng và thuận tiện…
Dự án khách sạn, xe ôm… nhảy vào cuộc
Không chỉ các hãng taxi nhanh chóng bắt nhịp trào lưu này, ngay cả các dịch vụ như khách sạn, dọn nhà, hay xe ôm tại Việt Nam cũng nhanh chân không kém.
Trong năm 2014, nhiều người yêu thích du lịch đã truyền tai nhau về dự án ứng dụng đặt phòng HotelQuickly (Hồng Kông), có thể đặt phòng khách sạn 3 - 5 sao vào giờ chót với giá mềm. Không những thế, HotelQuickly còn tặng cho người sử dụng 31 USD ngay khi họ kích hoạt tài khoản. Ứng dụng này có bảy thứ tiếng bao gồm tiếng Việt, chạy trên hệ điều hành iOS, Android và Blackberry 10.
Hiện HotelQuickly đã có hơn 150.000 khách đăng ký và hơn 300.000 lượt tải về, trở thành ứng dụng đặt phòng vào phút chót phổ biến tại nhiều thị trường trong khu vực, bao gồm Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Úc và New Zealand với 60.000 khách sạn tham gia. Riêng tại thị trường Việt Nam, đã có 330 khách sạn tham gia vào mạng lưới này.
Hiện trong lĩnh vực đặt phòng khách sạn, ngoài HotelQuickly còn có một ứng dụng khác là In2nite của Singapore cũng đã đặt chân vào thị trường Việt Nam. Thực tế cho thấy ngành du lịch Việt Nam đang phát triển nhưng công suất sử dụng phòng lại không cao, trong khi du khách lại mong muốn tìm được chỗ nghỉ chân với giá mềm. HotelQuickly sẽ là một kênh bán hàng giúp giải quyết bài toán trên.
Mới đây, Công ty FPT Telecom sau một thời gian ấp ủ ý tưởng đã cho ra dịch vụ tìm người giúp việc thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động với tên gọi viecnha. Đây là nền tảng ra mắt đầu tiên trong lĩnh vực kết nối các cá nhân, hộ gia đình tìm kiếm dịch vụ với chất lượng đảm bảo tại Việt Nam. Theo đó, khi khách hàng có nhu cầu muốn dọn nhà, trước tiên sẽ mở ứng dụng đã cài đặt, đưa ra yêu cầu cần làm, kèm theo diện tích căn nhà cùng 3 tấm hình chụp bằng điện thoại, đặt lịch hẹn (ngày giờ) và cuối cùng là điền thông tin liên hệ của gia chủ.
Sau khi đã gửi thông tin và được tiếp nhận, khách hàng sẽ biết trước tổng mức phí phải trả, thông tin hình ảnh của nhân viên sẽ đến làm, những đánh giá trước đó về nhân viên này. Phía FPT Telecom sẽ thu 10.000 đồng cho mỗi giao dịch thành công, về sau sẽ tính toán lại để thu mức phần trăm nhất định.
Ông Lê Trọng Đức - Trưởng ban dự án cho biết, mặc dù mới ra mắt trong thời gian ngắn nhưng tới nay mỗi ngày có gần 200 lệnh đặt, thậm chí nhiều người giúp việc còn làm tới 3-4 đơn vị một ngày..
Để đem mô hình kinh doanh mới mẻ vào Việt Nam, các công ty sẵn sàng chi tiền cho các chiến dịch tiếp thị, xác định mục tiêu đầu tư dài hạn bởi đằng sau họ là các quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty Internet lớn luôn sẵn sàng mở hầu bao rót tiền….
Có thể nói năm 2014, loại hình kinh doanh, ứng dụng cung cấp dịch vụ gọi xe theo chuyến như taxi mang tên Uber, Grab taxi, đã trở thành một trong những điểm nóng trên nhiều phương diện như công nghệ, kinh tế, truyền thông khắp thế giới. Và năm 2015 sẽ tiếp tục là một năm bùng nổ với các dự án khởi nghiệp theo mô hình khởi nghiệp kinh doanh trên điện thoại di động…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét