Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Cần sự bản lĩnh và sự tỉnh táo của nhà đầu tư

Năm 2014 được coi là năm không mấy thuận lợi khi đầu tư vào nhiều kênh. Vậy năm 2015 nhà đầu tư đang kỳ vọng điều gì đối với thị trường chứng khoán, được coi là kênh đầu tư hấp dẫn so với vàng, bất động sản và tiền gửi tiết kiệm?
Thưa ông năm 2014, được coi là năm nhiều  biến động của chỉ số chứng khoán và nhiều nhà đầu tư đã không gặt hái được thành công?Ông bình luận gì về vấn đề này…
Rất nhiều nhà đầu tư coi năm 2014 không phải là năm đầu tư thành công trên TTCK. Song với tư cách là nhà đầu tư tôi cho rằng điều này chưa hoàn toàn đúng và đủ đối với kênh đầu tư được coi là thành công hơn cả so với các kênh đầu tư khác
Thị trường chứng khoán vốn dĩ vẫn bao gồm 75% là tâm lý, 25% là tài chính. Thị trường tăng hoặc giảm điểm đều do sự thay đổi ra vào của dòng tiền đầu cơ tham gia vào thị trường, cụ thể là tâm lý nhà đầu tư tốt hơn, tự tin hơn vào triển vọng thị trường, giá cổ phiếu thì họ sẽ mua vào và nắm giữ. Và khi thị trường đến giai đoạn điều chỉnh sụt giảm mạnh là khi nhà đầu tư bán cổ phiếu ra do tâm lý sợ hãi.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Ông Nguyễn Trí Hiếu-Chuyên gia Tài chính nhận định về cơ hội cũng như thách thức cho nhà đầu tư
Nhìn lại TTCK năm 2014, chúng ta thấy nếu diễn biến tranh chấp Biển Đông là một trong những yếu tố chính tác động đến việc nhà đầu tư dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu tương tự như quá trình sụt giảm của thị trường trong thời gian gần đây bởi tác động bởi Thông tư 36 và việc giảm liên tục giá dầu thế giới...
Vậy theo dự đoán của ông thì Thông tư 36 đã tác động gián tiếp hay trực tiếp  tới quyết định của nhà đầu tư trong năm 2015?
Thông tư 36/2014 của NHNN mới ban hành trong những tháng cuối năm  đã quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo tôi sẽ có tác động lớn tới hoạt động của các TCTD và TTCK  nhất là cổ phiếu và thị trường trái phiếu.
Đối với thị trường cổ phiếu, trước khi Thông tư 36 được ban hành, tâm lý của thị trường đã bị ảnh hưởng. Điều 14 Thông tư 36 quy định, tín dụng cho vay đầu tư cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ của TCTD (giảm từ mức 20% vốn điều lệ cho vay đầu tư chứng khoán trước đó). Ngoài ra, TCTD chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán khi đáp ứng được đầy đủ các tỷ lệ an toàn hoạt động và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Hiện tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng là 435.243 tỷ đồng. Nếu loại trừ 86.636 tỷ đồng vốn điều lệ của các ngân hàng nước ngoài, vốn lâu nay không tham gia vào thị trường cho vay chứng khoán, thì tổng vốn điều lệ của các ngân hàng cho vay đầu tư chứng khoán là 348.607 tỷ đồng.
Theo thông tư mới, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% không được tham gia cho vay chứng khoán (ước tính vốn điều lệ của các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% khoảng 86.449 tỷ đồng), thì 5% vốn điều lệ của các ngân hàng đủ tiêu chuẩn để cho vay đầu tư chứng khoán đạt khoảng 13.108 tỷ đồng, giảm 81% so với giá trị trước đây (tối đa là 20% vốn điều lệ, tương đương khoảng 69.721 tỷ đồng).
Số ngân hàng có nợ xấu trên 3% dự kiến còn tăng lên từ đầu năm 2015 sau khi Thông tư 02/2013 và Thông tư 09/2014 của NHNN có hiệu lực, sẽ tiếp tục khiến lượng vốn có thể cho vay chứng khoán suy giảm. Như vậy, theo tôi sẽ có một lượng vốn lớn sẽ bị rút ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, do các số liệu ngành ngân hàng cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, chứng khoán không được công bố đầy đủ, nên rất khó có thể đánh giá tác động rõ nét tới thị trường này.
Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng, toàn hệ thống các TCTD chưa bao giờ dùng đến 5% vốn điều lệ để cho vay kinh doanh chứng khoán?Ông nghĩ sao về điều này?
 Tôi được biết, một số ngân hàng lớn không tham gia nhiều vào hoạt động kinh doanh cho vay chứng khoán nhưng thực  vẫn có một số ngân hàng nhỏ hiện đang có mức dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán cao hơn nhiều mức 5% vốn điều lệ. Vì thế, các ngân hàng theo tiên lượng của tôi  sẽ phải giảm lượng cho vay chứng khoán,vì vậy nó sẽ ảnh hưởng tới thị trường
Thống kê của UBCK cho thấy, tổng dư nợ cho vay ký quỹ (margin) tính đến cuối tháng 10 đạt 17.000 tỷ đồng. Con số này được lấy từ báo cáo tài chính của các Cty CK, nên nhiều khả năng đã không tính đến những khoản vay trực tiếp từ ngân hàng cho nhà đầu tư chứng khoán, với tài sản thế chấp là cổ phiếu.
Liên quan tới thị trường trái phiếu, có ý kiến cho rằng Thông tư 36 đã khiến nhiều ngân hàng bán ra trái phiếu chính phủ (TPCP) và điều này đẩy lợi suất trái phiếu tăng cao?Nhìn nhận của ông về vấn đề này?
Điều 17 Thông tư 36 quy định, tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để mua TPCP tại NHTM nhà nước là 15%, NHTM cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài là 35%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15%, TCTD phi ngân hàng 5%, ngân hàng hợp tác xã 40%.
Theo tôi, các giới hạn này sẽ ảnh hưởng tới một số ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại VN khiến họ phải tăng cường bán ra TPCP. Thống kê cho thấy, trong những tháng cuối năm 2014 các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang bán ròng mạnh, với giá trị bán ròng TPCP lên tới 6.130 tỷ đồng. Điều này đẩy lợi suất trái phiếu tăng mạnh, tăng từ 29 đến 53 điểm cơ bản tại các kỳ hạn dưới 5 năm.
Là chuyên gia, theo ông những tác động về chính sách vĩ mô cũng như thị trường sẽ ảnh hướng tới cách thức của nhà đầu tư trong năm 2015?
Thị trường luôn sẽ có những biến động mạnh do tác động của các yếu tố như chính sách và các yếu tố bất ngờ.
Với sự trồi sụt trong năm qua, nhà đầu tư nhiều khả năng sẽ gặp nhiều khó trong các quyết định của mình. Tôi cho rằng, năm 2015 là năm rất cần bản lĩnh, tri thức và sự tỉnh táo của đầu tư. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều thuận lợi nếu (TPP) được ký kết, room cho nhà đầu tư nước ngoài được mở. Nhìn chung, chứng khoán theo tôi vẫn là một kênh đầu tư hợp lý  nếu so với vàng, bất động sản hay gửi tiết kiệm.
Rõ ràng, với sự rủi ro của giá vàng, sự thanh khoản của bất động sản hay lãi suất tiết kiệm thấp, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt nhất hiện nay. Trong năm 2015, nhiều cuộc IPO, nhiều doanh nghiệp mới sẽ chào sàn. Đây là cơ hội cho dòng tiền "thông minh" của nhà đầu tư tìm được nơi sinh sôi tốt hơn. Và tâm điểm của dòng tiền đầu tư sẽ hướng tới nhóm cổ phiếu bảo hiểm, vận tải biển, xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng và điện.
Thưa ông nếu muốn TTCK không bị nhà đầu tư cá nhân coi là nơi thay thế casino, Việt Nam cần để các tổ chức nước ngoài tham gia nhiều hơn.
Tôi cho rằng phải tìm cách nâng “hạng” thị trường. Dù nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến TTCK Việt Nam nhưng giá trị “rót” vốn vẫn còn rất nhỏ. Hiện tại, TTCK Việt Nam chỉ nằm ở mức cận biên, vấn đề là làm sao để có thể nâng lên thành thị trường mới nổi. Nếu chúng ta sớm tiệm cận với mức rủi ro thấp nhất theo tiêu chuẩn của quốc tế, cụ thể là MSCI (Morgan Stanley Capital International), thì các quỹ đầu tư cho phép giải ngân tỉ trọng vốn lớn hơn.
Ngoài ra, chúng ta đang phải tự tạo điều kiện để tháo gỡ các rào cản, thu hút nhà đầu tư nước ngoài khi chưa được nới “room”. Và thời gian tới thị trường phải triển khai sản phẩm NVDR (cổ phiếu không có quyền biểu quyết). Với sản phẩm này, nhà đầu tư nước ngoài có thể gián tiếp tăng tỉ lệ sở hữu cổ phiếu mà họ yêu thích khi đã hết room.
Một thông tin mới cho nhà đầu tư là sau 4 bộ chỉ số gồm VN Allshare, VN Mdidcap, VN Smallcap, VN 100 vận hạnh đầu năm 2014, dự kiến đầu tháng 7/2015,  sàn HoSE tiếp tục cho ra mắt bộ chỉ số ngành. Bộ chỉ số này áp dụng thông lệ quốc tế vào xây dựng và phân ngành các doanh nghiệp theo cách làm mà đại bộ phần nhà đầu tư trên thế giới áp dụng.
Việc phân ngành như vậy, theo tôi sẽ tạo sự thân thiện đối với nhà đầu tư quốc tế đến thị trường Việt Nam, đồng thời tạo ra các sản phẩm mới dựa trên bộ chỉ số này nhằm thu hút nhà đầu tư …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét