Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Đề xuất thành lập Hiệp hội mắc ca Tây Nguyên và Việt Nam

Sau khi Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)đề xuất thành lập Hiệp hội Mắc ca Tây Nguyên và Hiệp hội mắc ca Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và nông thôn đã ủng hộ quan điểm này đồng thời đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam.
Xây dựng thương hiệu cho cây mắc ca
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn vừa ủng hộ đề xuất thành lập Hiệp hội mắc ca Tây Nguyên và Hiệp hội mắc ca Việt Nam, theo đề xuất của Ngân hàng LienVietPost Bank và Công ty CP Him Lam.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm cho kết quả còn khác nhau, các vấn đề về công nghệ, chế biến, thị trường, quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Do vậy, Bộ hoàn toàn ủng hộ và đánh giá cao những nỗ lực của LienVietPostBank trong việc đề xuất phối hợp nghiên cứu, đánh giá thị trường và kỹ thuật trồng trên thế giới để rút kinh nghiệm phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Bộ Nông nghiệp ủng hộ với đề xuất thành lập Hiệp hội mắc ca để  xây dựng thương hiệu cho mắc ca.
Được biết, hiện Bộ giao Tổng cục Lâm nghiệp, là đơn vị quản lý cây mắc ca, làm đầu mối phối hợp với LienVietPostBank triển khai phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đức Hưởng- Phó Chủ tịch  HĐQT LienVietPost Bank, hiện  ngân hàng và công ty Him Lam đang lên kế hoạch triển khai các công tác tổ chức thị trường, xây dựng sản phẩm và quy trình cho vay có bảo hiểm rủi ro cho các hộ dân sản xuất mắc ca, nhà máy chế biến dự kiến cũng sẽ được xây dựng trong năm nay, gắn với cam kết bao tiêu sản phẩm.
Ngân hàng này cũng đề nghị Bộ và các nhà khoa học nghiên cứu xây dựng đề án cụ thể về thị trường tiêu thụ mắc ca trong nước và quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn; đề xuất thành lập Hiệp hội  mắc ca Việt Nam và Hiệp hội ca Tây Nguyên. Theo đó, LienVietPostBank cam kết dành 20.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển mắc ca trong vòng 5 - 10 năm tới.

Về kế hoạch thành lập Hiệp hội, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch LienVietPostBank nói: “Hiệp hội mở ra là để quản lý chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu chung cho “Mắc-ca Tây Nguyên” và “Mắc-ca Việt Nam”, điều mà nông sản Việt Nam còn đang yếu, khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp”.
Hiệp hội cũng sẽ là đầu mối xây dựng, định hướng các điều kiện để các thành viên tham gia được vay vốn có bảo hiểm từ thiện, khi đảm bảo các tiêu chuẩn về giống và kỹ thuật sản xuất do Hiệp hội hướng dẫn. Đây cũng là cơ sở để các hộ dân hội viên được bao tiêu sản phẩm.
Hiện Him Lam và LienVietPostBank đang xúc tiến các bước để thành lập hiệp hội ngay trong năm nay. Hiệp hội  mắc ca Tây Nguyên cũng sẽ thành lập viện nghiên cứu phát triển mắc ca bằng vốn xã hội hoá, cổ đông chính là công ty Him Lam, có các chuyên gia nước ngoài làm tư vấn.
Công nghệ-chìa khóa phát triển cây mắc ca
Đề cập tới chiến lược phát triển cây mắc ca, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Him Lam cho rằng, chỉ có công nghệ tiên tiến mới là chìa khóa cho chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Ông Minh đề xuất Chính phủ cần có chính sách quy hoạch và sản xuất quy mô lớn cho ngành mắc ca, khai thác chuối giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến tiêu thụ.
Bên cạnh đó, cần có chính sách cổ phần hóa đặc thù với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó quy định nông dân có thể góp cổ phần bằng ruộng/đất và trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần thua lỗ hoặc phá sản, người nông dân không bị mất ruộng/đất.
Theo ông Minh, Nhà nước cần xây dựng chính sách cụ thể để kích thích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn trong nông nghiệp, nông thôn như chính sách ưu đãi thuế, vốn. Tăng cường thu hút đầu tư trong nước, khuyến khích các mô hình liên doanh nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, bởi đây là yếu tố sẽ mạng đến công nghệ mới, phương thức canh tác mới để cải tiến các yếu tố lác hậu cũng như tạo ra sức ép cạnh tranh cho sản phẩm.
Về vốn tín dụng cho giống cây trồng này, hiện nay có 2 ngân hàng là Agribank và Ngân hàng Chính sách Xã hội đang cho người nông dân vay vốn trồng mắc ca. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch LienVietPostBank khẳng định sẽ cho người nông dân vay tín chấp với vườn mắc ca thời hạn từ 7 – 10 năm với lãi suất dưới 10%. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ cho vay thế chấp bằng vườn mắc ca.
Ông Hưởng nhấn mạnh: “Thực tế, với điều kiện của Tây Nguyên thì suất đầu tư cho cây mắc ca cũng rẻ hơn, khoảng 100 triệu/5 năm/ha, chưa có tiền đất. Hiện nay, đa số người nông dân đã có đất và trồng xen canh với cây cà phê, tiêu, chuối thì rất thuận lợi. Trong 5 năm tới, LienVietPostBank sẽ mua bảo hiểm cho người nông dân vay vốn của ngân hàng, theo hướng nếu có rủi ro thì người nông dân cũng không bị mất đất".
Để tạo điều kiện phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên nhằm giúp bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên thay thế dần cây cà phê hiệu quả càng ngày càng thấp vì cây già cỗi, sản lượng thấp và nguồn nước tưới cà phê ngày càng cạn kiệt, cần có chính sách ưu đãi về thuế và có chính sách quy hoạch vùng bài bản, hiệu quả.
 
Chúng tôi cũng kiến nghị Nhà nước có giải pháp chỉ đạo các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học vào cuộc đưa ra những kết luận xác đáng, đồng thời phải có sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại khác đồng hành với LienVietPostBank và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân bằng xây dựng gói cho vay đặc thù, lãi suất thấp phục vụ việc thay đổi cây trồng tại địa bàn Tây Nguyên .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét