Bộ Nông nghiệp Australia vừa thông qua quyết định nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam. Có thể nói, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch vải trong tháng tới
Thêm một tín hiệu vui nữa khi Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết sẽ giảm 20% giá cước vận tải cho mặt hàng vải thiều xuất sang thị trường Pháp. Nhằm hỗ trợ và khuyến khích nguồn hàng vải quả tươi xuất sang thị trường Pháp trong mùa vải năm 2015 và thúc đẩy việc mở rộng tiêu thụ xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường khác tại châu Âu trong những năm tới, Vietnam Airlines đề xuất mức giá cước vận chuyển cho nguồn hàng vải thiều đi Pháp là 1,7USD/kg (tương đương giảm 20% so với mức giá cước hiện hành đang áp dụng), như vậy giá bao gồm phụ phí nhiên liệu và phụ phí bảo hiểm khoảng 2,95USD/kg.
Khó khăn khi vào Úc
Theo ước tính của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tổng sản lượng vải thiều sẽ được đưa ra thị trường tới đây khoảng hơn 200.000 tấn. Ông Lê Nhật Thành – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cho biết, còn hơn 1 tháng nữa sẽ bước vào vụ thu hoạch vải thiều 2015, hiện các thủ tục xuất khẩu vải thiều với đối tác Mỹ đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục, nhưng với đối tác Australia thì mới bắt đầu triển khai làm.
Australia cũng là một quốc gia trồng vải và đang có kế hoạch xuất khẩu mặt hàng này đi các nước trên thế giới. Theo ông Derek Foley - người đứng đầu Hiệp hội trồng vải Australia ở khu vực Electra, bang Queensland cho biết, ông không lo ngại về việc hàng nhập khẩu của Việt Nam cạnh tranh với hoa quả địa phương.
“Chúng tôi không chống lại việc nhập khẩu vải quả, chúng trái mùa so với vụ vải quả ở đây, thường là vào thời điểm Giáng sinh. Người trồng vải thiều Australia muốn được thấy sản phẩm vải quả chất lượng tốt được nhập vào Australia".
Được biết, mùa thu hoạch vải của Australia từ giữa tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau. Ngành công nghiệp vải quả của Australia mang lại giá trị 20 triệu USD mỗi năm, xuất khẩu sản phẩm đã được chiếu xạ đến New Zealand và gần đây đã được chấp thuận vào thị trường Mỹ.
Còn Đại diện Thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, việc trái vải được cấp phép nhập khẩu vào Australia sẽ là cơ hội rất lớn cho mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam. Bởi lẽ, Chính phủ Australia chỉ cấp phép cho từng loại quả một và vải là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam. Nếu không “thông” được trái vải thì các loại trái cây khác sẽ bị tắc.
Ngược lại, nếu trái vải “dẫn đường” thành công thì các loại trái khác của Việt Nam như thanh long, xoài, nhãn… sẽ có cơ hội rất lớn thâm nhập vào thị trường này. Do vậy, dù không kỳ vọng xuất khẩu nhiều vải sang thị trường Australia ngay lập tức nhưng chúng ta vẫn phải quyết tâm làm để mở cửa dần cho mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam vào thị trường có sức mua vào loại tốt nhất thế giới này".
Thêm vào đó, trái vải của Australia có chi phí sản xuất khá cao nên vải Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội cũng có nhiều thách thức, do vậy, để giúp trái vải tươi của Việt Nam nhanh chóng đi vào thị trường, các doanh nghiệp cần quảng bá sản phẩm nhiều hơn nữa để người tiêu dùng tại Australia có thể tiếp cận được thông tin.
Trước mắt, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một số vườn quả đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đưa vào bộ thông tin chuẩn, từ đó in ấn thành các tờ rơi phát cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc phát trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại các chợ Á Đông hoặc siêu thị lớn tại Australia. Ý tưởng xây dựng phim ngắn để quảng bá trên các phương tiện truyền thông cũng là một kênh tiếp cận khá hữu ích, theo bà Thúy.
Sắp tới Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng sẽ phối hợp với Hội Doanh nhân Việt kiều Australia tổ chức hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm trước mắt là vận động các doanh nghiệp Việt kiều đưa trái vải Việt Nam tiêu thụ trong cộng đồng người Việt và người Á Đông tại Australia, sau đó mở rộng đến người tiêu dùng Australia nói chung để hỗ trợ cho trái vải của Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường
Khó xuất ngoại vì khâu bảo quản
Trước đó, Bộ Khoa học & Công nghệ đã giao cho địa phương phối hợp với Công ty Juran Tech (Israel) để triển khai ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản, phân loại, sau thu hoạch giúp quả vải thiều có thể giữ nguyên màu sắc và hương vị tự nhiên tới 5 tuần, đủ điều kiện vận chuyển tới thị trường Mỹ và một số nước châu Âu.
Tuy nhiên, khi vụ thu hoạch quả vải chỉ còn đếm từng ngày, vẫn chưa có bất kỳ một công nghệ nào để bảo quản ngoài phương áp truyền thống là ướp đá lạnh.
Do vậy, , để kịp thời gian thu hoạch và quả vải có thể xuất ngoại, doanh nghiệp phải chủ động ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý quả vải với phía đại diện Isarel làm thí điểm và mô hình tại cơ sở vẫn sử dụng một số công đoạn thủ công, Cùng đó, doanh nghiệp cũng đề nghị địa phương hỗ trợ mặt bằng, phương tiện thí điểm, để đánh giá kết qủa ban đầu tạo niềm tin cho nông dân.
Thừa nhận công nghệ bảo quản đang là một trong những khó khăn trong việc đưa quả vải thiều của Bắc Giang sang Mỹ, ông Vũ Đình Phượng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết do công nghệ xử lý, bảo quản vẫn đang trong quy trình phê duyệt lắp đặt nên lô hàng đi Mỹ đầu tiên trong tháng sau được vận chuyển bằng đường hàng không.
Tuy chi phí khá đắt, song mục tiêu xuất ngoại lần này không đặt nặng lợi nhuận chỉ nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm. Do đó, vận chuyển hàng không rút ngắn thời gian, và chỉ cần chiếu xạ, thông quan trong vài ngày vải sẽ lên kệ siêu thị tại Mỹ, thay vì đi đường thủy mất cả tháng”, ông Phương nói.
Được biết, hiện trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội đang được đầu tư nâng cấp để phục vụ công tác chiếu xạ vải xuất khẩu tại khu vực miền Bắc, cùng đó, công nghệ xử lý, bảo quản giữ tươi quả vải 4-6 tuần của Israel đã được tỉnh Bắc Giang tiếp cận. Trong vụ thu hoạch năm sau, 2 công nghệ này sẽ được sử dụng cho vải thiều Lục Ngạn. Cùng đó, một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cũng được địa phương tính toán.
Thị trường Úc mở cửa cho vải thiều Việt Nam
Trước đó, theo thông tin từ Bộ Công Thương, phía Mỹ đã đồng ý kiểm tra và cấp hai mã số vùng trồng vải xuất khẩu đi Mỹ cho 20ha vải thiều của Hải Dương. Như vậy, vải thiều của Việt Nam đang rộng đường xuất ngoại.Khó khăn khi vào Úc
Theo ước tính của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tổng sản lượng vải thiều sẽ được đưa ra thị trường tới đây khoảng hơn 200.000 tấn. Ông Lê Nhật Thành – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cho biết, còn hơn 1 tháng nữa sẽ bước vào vụ thu hoạch vải thiều 2015, hiện các thủ tục xuất khẩu vải thiều với đối tác Mỹ đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục, nhưng với đối tác Australia thì mới bắt đầu triển khai làm.
Australia cũng là một quốc gia trồng vải và đang có kế hoạch xuất khẩu mặt hàng này đi các nước trên thế giới. Theo ông Derek Foley - người đứng đầu Hiệp hội trồng vải Australia ở khu vực Electra, bang Queensland cho biết, ông không lo ngại về việc hàng nhập khẩu của Việt Nam cạnh tranh với hoa quả địa phương.
“Chúng tôi không chống lại việc nhập khẩu vải quả, chúng trái mùa so với vụ vải quả ở đây, thường là vào thời điểm Giáng sinh. Người trồng vải thiều Australia muốn được thấy sản phẩm vải quả chất lượng tốt được nhập vào Australia".
Được biết, mùa thu hoạch vải của Australia từ giữa tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau. Ngành công nghiệp vải quả của Australia mang lại giá trị 20 triệu USD mỗi năm, xuất khẩu sản phẩm đã được chiếu xạ đến New Zealand và gần đây đã được chấp thuận vào thị trường Mỹ.
Còn Đại diện Thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, việc trái vải được cấp phép nhập khẩu vào Australia sẽ là cơ hội rất lớn cho mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam. Bởi lẽ, Chính phủ Australia chỉ cấp phép cho từng loại quả một và vải là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam. Nếu không “thông” được trái vải thì các loại trái cây khác sẽ bị tắc.
Ngược lại, nếu trái vải “dẫn đường” thành công thì các loại trái khác của Việt Nam như thanh long, xoài, nhãn… sẽ có cơ hội rất lớn thâm nhập vào thị trường này. Do vậy, dù không kỳ vọng xuất khẩu nhiều vải sang thị trường Australia ngay lập tức nhưng chúng ta vẫn phải quyết tâm làm để mở cửa dần cho mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam vào thị trường có sức mua vào loại tốt nhất thế giới này".
Thêm vào đó, trái vải của Australia có chi phí sản xuất khá cao nên vải Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội cũng có nhiều thách thức, do vậy, để giúp trái vải tươi của Việt Nam nhanh chóng đi vào thị trường, các doanh nghiệp cần quảng bá sản phẩm nhiều hơn nữa để người tiêu dùng tại Australia có thể tiếp cận được thông tin.
Trước mắt, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một số vườn quả đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đưa vào bộ thông tin chuẩn, từ đó in ấn thành các tờ rơi phát cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc phát trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại các chợ Á Đông hoặc siêu thị lớn tại Australia. Ý tưởng xây dựng phim ngắn để quảng bá trên các phương tiện truyền thông cũng là một kênh tiếp cận khá hữu ích, theo bà Thúy.
Sắp tới Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng sẽ phối hợp với Hội Doanh nhân Việt kiều Australia tổ chức hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm trước mắt là vận động các doanh nghiệp Việt kiều đưa trái vải Việt Nam tiêu thụ trong cộng đồng người Việt và người Á Đông tại Australia, sau đó mở rộng đến người tiêu dùng Australia nói chung để hỗ trợ cho trái vải của Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường
Khó xuất ngoại vì khâu bảo quản
Trước đó, Bộ Khoa học & Công nghệ đã giao cho địa phương phối hợp với Công ty Juran Tech (Israel) để triển khai ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản, phân loại, sau thu hoạch giúp quả vải thiều có thể giữ nguyên màu sắc và hương vị tự nhiên tới 5 tuần, đủ điều kiện vận chuyển tới thị trường Mỹ và một số nước châu Âu.
Tuy nhiên, khi vụ thu hoạch quả vải chỉ còn đếm từng ngày, vẫn chưa có bất kỳ một công nghệ nào để bảo quản ngoài phương áp truyền thống là ướp đá lạnh.
Do vậy, , để kịp thời gian thu hoạch và quả vải có thể xuất ngoại, doanh nghiệp phải chủ động ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý quả vải với phía đại diện Isarel làm thí điểm và mô hình tại cơ sở vẫn sử dụng một số công đoạn thủ công, Cùng đó, doanh nghiệp cũng đề nghị địa phương hỗ trợ mặt bằng, phương tiện thí điểm, để đánh giá kết qủa ban đầu tạo niềm tin cho nông dân.
Thừa nhận công nghệ bảo quản đang là một trong những khó khăn trong việc đưa quả vải thiều của Bắc Giang sang Mỹ, ông Vũ Đình Phượng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang cho biết do công nghệ xử lý, bảo quản vẫn đang trong quy trình phê duyệt lắp đặt nên lô hàng đi Mỹ đầu tiên trong tháng sau được vận chuyển bằng đường hàng không.
Tuy chi phí khá đắt, song mục tiêu xuất ngoại lần này không đặt nặng lợi nhuận chỉ nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm. Do đó, vận chuyển hàng không rút ngắn thời gian, và chỉ cần chiếu xạ, thông quan trong vài ngày vải sẽ lên kệ siêu thị tại Mỹ, thay vì đi đường thủy mất cả tháng”, ông Phương nói.
Được biết, hiện trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội đang được đầu tư nâng cấp để phục vụ công tác chiếu xạ vải xuất khẩu tại khu vực miền Bắc, cùng đó, công nghệ xử lý, bảo quản giữ tươi quả vải 4-6 tuần của Israel đã được tỉnh Bắc Giang tiếp cận. Trong vụ thu hoạch năm sau, 2 công nghệ này sẽ được sử dụng cho vải thiều Lục Ngạn. Cùng đó, một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cũng được địa phương tính toán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét