Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Chuyển động từ khu vực doanh nghiệp tư nhân

Trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng tại Việt Nam, việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đang trở thành những yêu cầu cấp thiết?Vậy cần có chính sách gì để hỗ trợ khu vực này chuyển động, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Quang Vinh-Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xung quanh vấn đề này?
Thưa Bộ trưởng, Khu vực kinh tế tư nhân - nguồn động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế, đang bị "lép vế" trước sự phát triển của các khu vực kinh tế khác? Quan điểm của Bộ trường về vấn đề này thế nào?
Một nền kinh tế tự chủ cần phải có một lực lượng doanh nghiệp mạnh và chỉ có doanh nghiệp mạnh mới có thể xây dựng được thương hiệu Việt Nam. Có thể nói, thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam phát triển còn yếu, quy mô doanh nghiệp đa phần là nhỏ dẫn đến hạn chế về nguồn lực.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nội địa của Việt Nam chưa đủ mạnh, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ còn yếu. Do vậy, về lâu dài chúng ta cần  phải chăm lo nhiều hơn đến việc phát triển khu vực trong nước, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Do vậy, ngay trong năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo nhiều chính sách tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân phát triển. Doanh nghiệp tư nhân phải trở thành nền tảng, động lực quan trọng nhất để đóng góp vào tăng trưởng, ổn định nền kinh tế Việt Nam.
Với việc sửa đổi hàng loạt các Luật như Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sẽ mang lại những tác động tích cực nào cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, thưa Bộ trưởng?
Từ 1/7/2015 hai Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ có hiệu lực với những Nghị định và Thông tư hướng dẫn cụ thể. Nếu thực hiện tốt hai luật này, chắc chắn sẽ góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho người dân và khu vực doanh nghiệp tư nhân…
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Kinh tế tư nhân cần rất nhiều chính sách để phát triển
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là để doanh nghiệp có thể tạo thành làn sóng đầu tư mới hoặc những cơ hội mới cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân thì không chỉ phụ thuộc vào hai Luật này. Chúng ta còn cần nhiều những chính sách khác, như chính sách về tín dụng, giải quyết nợ xấu để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn hay là những cải thiện về môi trường đầu tư kinh doanh khác kèm theo.
Có thể nói, với những thay đổi vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân đã và đánh giá cao vai trò của hai Luật này. Và khu vực kinh tế tư nhân này sẽ tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Vậy, theo Bộ trưởng cần có thêm những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển trong thời gian tới?
Một chính sách thôi là không đủ, cần rất nhiều các chính sách khác nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Luật doanh nghiệp sửa đổi và Luật đầu tư sửa đổi lần này cũng là một trong những giải pháp tạo nền tảng quan trọng cho khu vực này có thể tiếp cận thị trường dễ dàng, minh bạch trong đầu tư.  Ngoài ra, cần tạo dựng và hỗ trợ những vườn ươm tài năng. Đây là  biện pháp mà nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng và thành công. Chúng ta cần có những trung tâm ươm những tài năng để những người có ý tưởng kinh doanh đầu tư có môi trường đào tạo và phát triển. Tuy nhiên, rất khó khả thi nếu dự án này không được phổ cập rộng rãi tới từng địa phương, vùng miền.
Bên cạnh đó, là tạo nguồn vốn để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện Bộ đã triển khai thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tổng số vốn cấp cho năm nay là 500 tỷ đồng. Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét vấn đề cấp thêm kinh phí cho quỹ này phát triển.
Dự kiến, cuối năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Luật dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng…Theo tôi những chính sách này sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển, góp phần mang lại những điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Đồng thời chúng ta cần xem xét tới việc thành lập và nâng cấp các trường đào tạo, dạy nghề nhằm nuôi dưỡng nguồn lao động có tay nghề cho quốc gia. Để làm được điều này cần sự hỗ trợ rất nhiều từ phía nhà nước. Những chính sách về tiếp cận tín dụng cũng phải được thực hiện rõ ràng, minh bạch và phải ưu tiên hơn cho khu vực kinh tế tư nhân năng động…
Xin cám ơn Bộ trưởng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét