Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Mắc ca sẽ là cây lâm nghiệp chính

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang xem xét 10 giống mắc ca dự kiến được đưa vào danh mục giống cây lâm nghiệp chính, tạo cơ sở quản lý chặt chẽ loài cây trồng này.
Tạo danh mục về giống mắc ca
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản giao Tổng cục Lâm nghiệp xin ý kiến các địa phương về dự thảo Thông tư ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính. Theo đó, 10 giống mắc ca được đưa vào danh mục, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý chặt chẽ với giống cây trồng này.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Mắc ca đang được xem xét trở thành cây nông nghiệp chính
Ông Quách Đại Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp nhận định khi mắc ca được công nhận là cây lâm nghiệp, người nông dân sẽ không phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng khi trồng cây này.
Mắc ca trở thành cây lâm nghiệp chính mới có đủ điều kiện để quản lý chặt chẽ nguồn gốc của giống này theo chuỗi hành trình. Chỉ có quản lý chặt chẽ theo chuỗi hành trình giống cây trồng, người nông dân mới bớt rủi ro về mặt kĩ thuật và không sử dụng phải giống kém chất lượng", ông Ninh cho biết.
Tại Việt Nam, mắc ca được trồng chủ yếu tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản ủng hộ đề xuất của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Công ty Cổ phần Him Lam về việc thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam và Tây Nguyên.
Hai đơn vị này đang hợp tác phát triển trồng mắc ca tại Việt Nam, như Him Lam đã xin 1.000 ha để ươm giống cung cấp cho nông dân, LienVietPostBank có gói 20.000 tỷ đồng cho nông dân vay trồng mắc ca.
Cả nước sẽ có 200 ngàn ha mắc ca
Cho đến thời điểm này tổng diện tích mắc ca trên cả nước chừng 1.600 héc ta và nằm trong nhóm chục quốc gia trên thế giới đang phát triển cây mắc ca. Trong hội nghị phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, chỉ tiêu được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra là đến năm 2020, diện tích cây mắc ca ở khu vực Tây Nguyên đạt khoảng 200 ngàn héc ta. Ngoài ra tại khu vực Tây Bắc cũng sẽ có khoảng 30 ngàn héc ta cây mắc ca vào lúc bấy giờ.
Tiến sĩ Lê Ngọc Báu, trưởng Viện Khoa học- Kỹ Thuật Lâm Nghiệp Tây Nguyên cho biết hệ sinh thái Tây Nguyên là thích hợp nhất cho phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.  Theo ông Báu, hiện nay diện tích cây mắc ca tại Tây Nguyên mới chỉ chừng từ 1.500 đến 1600 héc ta thôi. Và những cây trồng được khảo nghiệm, đánh giá được bắt đầu đưa vào trồng từ năm 2002, cách đây 13 năm. Kế hoạch phát triển có thể lên tới hằng trăm nghìn ha.
Như vậy, triển vọng phát triển cây mắc ca rất lớn. Trước hết tôi cho rằng cây này có khả năng trồng xen trong vườn cà phê để vừa làm cây che bóng, vừa có sản phẩm thu hoạch. Với diện tích cây cà phê tại Việt Nam hiện nay đã trên 500 ngàn héc ta rồi nên chỉ cần từ 10-20% trồng xen thì sẽ có một diện tích khá lớn.
 Về bản chất mắc calà một cây rừng. Trước đây nó được xem như cây rừng mà quỹ đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên còn nhiều, thành thử có khả năng phát triển nhanh. Do vậy, nên trồng xen trong vườn cà phê để không ảnh hưởng đến quĩ đất, bởi vì dù sao cây cà phê cũng có lợi thế cạnh tranh ở Tây Nguyên cũng như của Việt Nam. Trồng xen như vậy không ảnh hưởng lắm nhưng cũng có khả năng thu từ 1- 1,5 tấn hạt
Còn ở những nơi phát triển cây lâm nghiệp, thay vì trồng rừng thì trồng mắc ca; tại những nơi như thế này có khả năng đạt trên 3 tấn/hecta. Đó là đất rừng mà không có cây thì trồng cây mắc ca. Nhưng khuyến cáo nông dân nên trồng xen với cây cà phê để vừa làm cây che bóng vừa có sản phẩm thu hoạch, TS Báu nhấn mạnh...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét