Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Nở rộ dịch vụ kinh doanh qua mạng

Trong những năm gần đây cùng sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin, kinh doanh trên mạng internet, mạng máy tính, còn gọi là thương mại điện tử (TMĐT) nở rộ với các giao dịch trên mạng được chấp nhận như hợp đồng điện tử, đơn đặt hàng điện tử, hóa đơn điện tử...
Gỡ nút thắt cho giao dịch điện tử
 
Tại Việt Nam, tháng 11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử, và đến tháng 6/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử. Từ đó đến nay, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm phát triển loại hình kinh doanh này một cách phù hợp với điều kiện, nhu cầu và yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Kinh doanh thương mại điện tử, thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam
 
Cho tới thời điểm này, TMĐT bao gồm các dạng giao dịch chính như: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B); Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C); Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E); Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G); Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B); Chính phủ với Chính phủ (G2G); Chính phủ với Công dân (G2C); Khách hàng với Khách hàng (C2C); Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B); online-to-offline (O2O); Thương mại đi động (mobile commerce hay m-commerce).
 
Trong xu hướng hội nhập sâu và rộng với quốc tế, TMĐT tại Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trong 2 năm gần đây, nhất là năm 2014 vừa qua.
 
Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin  thuộc Bộ Công Thương, năm 2014, số website cung cấp dịch vụ TMĐT đã được xác nhận đăng ký là 357, gấp hơn 3 lần so với năm 2013 (116 website), trong đó, sàn giao dịch TMĐT tăng đột biến với 283 website (năm 2013 là 90 website), website khuyến mại trực tuyến là 60 (năm 2013 là 13) và website đấu giá trực tuyến là 14 (năm 2013 là 13).
 
Cũng theo báo cáo, tổng doanh thu của 217 sàn giao dịch TMĐT tham gia khảo sát năm 2014 đạt 1.662 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với năm 2013). Ở loại hình website khuyến mãi trực tuyến, tổng doanh thu năm 2014 đạt 960 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2013.
 
Theo kết quả khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một người Việt Nam trong năm ước đạt 145USD; doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ cả nước.
 
Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng công nghệ và thiết bị điện tử (60%), thời trang - mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách - văn phòng phẩm (31%)...
 
Tại Việt Nam, phần lớn người mua hàng sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn thanh toán bằng tiền mặt (chiếm 64% lượng giao dịch), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37% và 14% thanh toán qua ngân hàng.
 
Thị trường kinh doanh hứa hẹn nhiều tiềm năng
 
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt, dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Với sự nở rộ của Internet và điện thoại di động (tính đến tháng 12/2013 Việt Nam có khoảng 121,7 triệu thuê bao di động, trong đó 30% là smartphone; gần 35 triệu người sử dụng Internet), các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng. Hàng loạt website thương mại điện tử ra đời đã tạo ra bước ngoặt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
 
Ông Trần Trọng Tuyến – Giám đốc Công ty DKT nhận định “Nếu xem quá trình phát triển thương mại điện tử là một con dốc vừa cao vừa dài, các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã sắp lên đến đỉnh dốc thì Việt Nam chúng ta mới chỉ bắt đầu leo dốc cách đây khoảng 5 – 7 năm. 
Trong khi đó, quy mô thị trường TMĐT hình thức B2C ở một số quốc gia khác được Cục TMĐT và CNTT thống kê như sau:
 
Hoa Kỳ: Doanh số bán lẻ trực tuyến tính đến quý 3/2014 ước đạt 224,3 tỷ USD, ước tính tổng doanh thu bán lẻ đạt 305,5 tỷ USD. Doanh thu bán lẻ trực tuyến quý 3/2014 chiếm 6,1% tổng doanh thu bán lẻ toàn quý 3 của nước này.
 
Hàn Quốc: Doanh số bán lẻ trực tuyến tính đến quý 3/2014 ước đạt 11,4 nghỉn tỷ won (tương đương 10,5 tỷ USD). Thị phần bán lẻ trực tuyến so với tổng doanh thu bán lẻ đã tăng từ 10,9% năm 2013 lên12,8% trong quý 3/2014.
 
Trung Quốc: Doanh số bán lẻ trực tuyến năm 2014 ước đạt 217,39 tỷ USD, tăng 63,9% so với năm trước. Dự báo, Trung Quốc sẽ giữ mức tăng trưởng này cho đến năm 2018. Cũng trong năm 2014, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc chiếm hơn 50% tổng doanh thu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Dự kiến đến 2018, con số này sẽ là 70%.
 
Ấn Độ: Doanh số bán lẻ trực tuyến năm 2014 đạt 20,7 tỷ USD. Trung bình mỗi người dân Ấn Độ bỏ ra 691USD để mua sắm trực tuyến trong năm.
 
Indonesia: Doanh số bán lẻ trực tuyến năm 2014 ước đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 0,6% doanh số bán lẻ cả năm. Các mặt hàng được mua sắm trực tuyến nhiều nhất ở Ấn Độ là quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, vé máy bay, điện thoại di động, đồ dùng cho xe ô tô.
 
Australia: Doanh thu bán lẻ trực tuyến tăng từ 14,9 tỷ USD năm 2013 lên 16,3 tỷ USD trong năm 2014, chiếm khoảng 6,6% tổng doanh thu bán lẻ toàn thị trường. Các sản phẩm, dịch vụ truyền thông, thực phẩm, thời trang được mua sắm trực tuyến nhiều nhất ở thị trường này.
 
So sánh với các quốc gia trên, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Việt Nam còn khá hạn chế (mới chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ). Mới có khoảng 39% trong tổng số hơn 90,7 triệu dân số sử dụng internet, và khoảng 58% trong số này tham gia mua sắm trực tuyến. 145USD/người/năm cho mua sắm trực tuyến cũng là một con số khiêm tốn. Tất cả cho thấy TMĐT là hình thức kinh doanh đầy tiềm năng ở Việt Nam. Đây là mảnh đất hứa hẹn cho các nhà đầu tư khi khai thác thị trường đầy béo bở này...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét