Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Đến năm 2020: Tổng diện tích trồng mắc ca là 10.000 ha

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và UBND các tỉnh, thành về vấn đề trồng và phát triển cây mắc ca, tổng diện tích trồng cây mắc ca cả nước đến năm 2020 khoảng 10.000 ha. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã khuyến cáo như vậy để tránh rủi ro cho nông dân.
Trồng cây mắc ca khảo nghiệm 16 địa phương
Cụ thể, Bộ NN-PTNT cho rằng, do mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm lại cho kết quả khác nhau; mặt khác, cần xem xét kỹ vấn đề về chế biến, thị trường nên Bộ này chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca; quy trình nhân giống, chăm sóc, công nghệ chế biến đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Vì vậy, Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương trước mắt hướng dẫn nông dân trồng mắc ca ở những nơi đã khảo nghiệm thành công hoặc có điều kiện tương tự. Không phát triển cây mắc ca trên quy mô lớn khi chưa được khảo nghiệm. Đến năm 2020, tổng diện tích cây mắc ca ở Việt Nam chỉ vào khoảng 10.000 ha, bao gồm cả trồng tập trung và trồng xen canh.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Đến năm 2020, cả nước sẽ có tổng diện tích trồng cây mắc ca là 10.000 ha
Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý chất lượng giống, cơ sở sản xuất giống, chỉ cho phép trồng cây mắc ca được nhân giống vô tính từ các dòng có năng suất, chất lượng cao đã được công nhận. Đồng thời, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cung ứng kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật.
Từ năm 2002, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vi chức năng trồng khảo nghiệm ở 16 địa phương trong cả nước, với tổng diện tích 35 ha, trong đó 30 ha đã ra hoa kết quả. Kết quả bước đầu cho thấy mắc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại các điểm trồng khảo nghiệm, nhưng tỷ lệ đậu quả, sản lượng quả lại khác nhau. Ở các mô hình khảo nghiệm, sản lượng hạt tươi cao nhất vào năm thứ 10 (17,5-21 kg/cây) tương đương 3,9-4,7 tấn/ha/năm, thấp nhất đạt 9,4-12,4 kg/cây, một số điểm cây không đậu quả.
Ba ngân hàng cho nông dân vay trồng cây mắc ca
GS. Vương Đình Huệ, Trưởng ban kinh tế trung ương, cho biết cây mắc ca mang lại kinh tế cao và có thể trồng xen canh với các cây trồng khác như cây cà phê, tiêu, điều, chuối tiêu. “Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển cây mắc ca để trở thành trung tâm mắc ca không chỉ của khu vực mà còn thế giới. Chúng ta có thể tin tưởng mắc ca Việt Nam có vị trí xứng đáng trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cần phải tránh bẫy phát triển cây mắc ca giá rẻ”.
Đề cập tới chiến lược phát triển cây mắc ca, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Him Lam cho rằng, chỉ có công nghệ tiên tiến mới là chìa khóa cho chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Ông Minh đề xuất Chính phủ cần có chính sách quy hoạch và sản xuất quy mô lớn cho ngành mắc ca, khai thác chuối giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến tiêu thụ.
Bên cạnh đó, cần có chính sách cổ phần hóa đặc thù với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó quy định nông dân có thể góp cổ phần bằng ruộng/đất và trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần thua lỗ hoặc phá sản, người nông dân không bị mất ruộng/đất.
Theo ông Minh, Nhà nước cần xây dựng chính sách cụ thể để kích thích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn trong nông nghiệp, nông thôn như chính sách ưu đãi thuế, vốn. Tăng cường thu hút đầu tư trong nước, khuyến khích các mô hình liên doanh nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, bởi đây là yếu tố sẽ mạng đến công nghệ mới, phương thức canh tác mới để cải tiến các yếu tố lác hậu cũng như tạo ra sức ép cạnh tranh cho sản phẩm.
Về vốn tín dụng cho giống cây trồng này, hiện nay có 2 ngân hàng là Agribank và Ngân hàng Chính sách Xã hội đang cho người nông dân vay vốn trồng mắc ca. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch LienVietPostBank khẳng định sẽ cho người nông dân vay tín chấp với vườn mắc ca thời hạn từ 7 – 10 năm với lãi suất dưới 10%. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ cho vay thế chấp bằng vườn mắc ca.
Ông Hưởng nhấn mạnh: “Thực tế, với điều kiện của Tây Nguyên thì suất đầu tư cho cây mắc ca cũng rẻ hơn, khoảng 100 triệu/5 năm/ha, chưa có tiền đất. Hiện nay, đa số người nông dân đã có đất và trồng xen canh với cây cà phê, tiêu, chuối thì rất thuận lợi. Trong 5 năm tới, LienVietPostBank sẽ mua bảo hiểm cho người nông dân vay vốn của ngân hàng, theo hướng nếu có rủi ro thì người nông dân cũng không bị mất đất".
Được biết, sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng phạm vi quy mô phát triển cây mắc ca theo hướng rút kinh nghiệm từ các cây nông nghiệp khác. Từ nay đến thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu để xây dựng gói tín dụng hỗ trợ phù hợp với đặc thù của cây mắc ca.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét