Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Người giàu tại Việt Nam tăng nhanh và xu hướng tiêu dùng “sang chảnh”

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ gia tăng người giàu thuộc hàng cao nhất thế giới. Điều này phần nào thể hiện qua những thống kê về tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ phẩm.
Lạc quan về nền kinh tế trong năm 2015
 
Các chuyên gia của The Economist mới vừa đưa ra những dự báo khả quan về tương lai kinh tế Việt Nam. Theo đó, đến năm 2018, kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng lên tới 35%. Các phân tích cũng chỉ ra rằng, sự tăng trưởng tiêu dùng cá nhân sẽ giúp đất nước hoàn toàn vượt qua những ảnh hưởng của thời kì lạm phát 2011-2012. 
 
ll
 
Xét trên bình diện thu nhập của các hộ gia đình, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao thứ 3 thế giới. Nếu như năm 2010, Việt Nam có 16 hộ với tài sản từ 100.000 USD đến 2 triệu USD, thì tới 2014, con số này là 57. Đến năm 2020, nước ta sẽ có 347 hộ gia đình có tài sản cao hơn con số trên, và được xếp vào hạng giàu có. 
 
Bên cạnh đó, việc Việt Nam tăng trưởng vượt kì vọng năm 2014 cũng khiến các chuyên gia lạc quan về nền kinh tế trong năm 2015. Giá cả thị trường ổn định, lương tăng là các yếu tố đóng góp cho sự tăng trưởng này. Các yếu tố có lợi cho việc phát triển kinh tế tại Việt Nam được dự báo sẽ còn kéo dài trong 2 thập kỉ tới.
 
Xét trên bình diện toàn cầu, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có sự gia tăng số lượng hộ gia đình giàu cao thứ 2 thế giới.
 
Các chuyên gia cũng dự báo số lượng hộ gia đình có tổng tài sản hơn 100.000 USD tại Ấn Độ sẽ tăng tới 47,4% trong giai đoạn 2014-2020. 4 quốc gia khác tại châu Á cũng có sự tăng trưởng ấn tượng, bao gồm Indonesia (41,2%), Việt Nam (34,9%), Thái Lan (23,6%) và Philippines (22,8%).
 
Xu hướng tiêu dùng những sản phẩm xa xỉ
 
Trong vài năm trở lại đây, nhiều thương hiệu xe hơi cao cấp đã có mặt tại Việt Nam, điển hình như Lamborghini, Jaguar, Bentley hay Rolls-Royce. Trước đó, người tiêu dùng Việt chỉ có thể mua xe nhập khẩu với mức giá cao, và buộc phải trả chi phí bảo trì đắt đỏ, do thiếu nhà cung cấp dịch vụ được cấp phép, theo Vietnam-Briefing.
 
Những nhà sản xuất quen thuộc tại thị trường Việt Nam cũng công bố những con số khả quan. Mercedes Benz gia nhập thị trường xe Việt từ 20 năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2014, hãng đã bán được 1.106 xe, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2013. 
 
Từ đầu tháng Tư, dòng Mercedes-Maybach đã có 10 đơn đặt hàng cho mẫu S600 với trị giá mỗi xe 9,6 tỷ đồng (451.850 USD). Khi sức mua của giới trẻ Việt tăng lên, lượng tiêu thụ rượu cũng có chung xu hướng. Năm 2012, Pháp chiếm 35% thị phần rượu Việt Nam, trong khi đối thủ Chile sở hữu 20%, theo sau là Úc, Mỹ và Ý. 
 
Tuy nhiên, trong những năm tới đây, thị phần rượu từ Chile được dự đoán sẽ tăng, do Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước (FTA) đã có hiệu lực từ tháng 1/2014. Thuế nhập khẩu rượu từ Chile đã giảm từ 56% xuống 20%, và đến năm 2030 xuống 0%.
 
Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về lượng tiêu thụ rượu, với khoảng 3 tỷ USD hàng năm, và còn có thể còn tăng lên.
 
Mặc dù cầu về vàng quý IV/2014 đã giảm 15% xuống 13,3 tấn (tương đương 514 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2013, Việt Nam vẫn là nước tiêu thụ vàng lớn thứ 7 thế giới. 
 
vv
 
Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn đá quý lớn, đặc biệt là ngọc thạch, ngọc bích và hoàng ngọc. Trang sức cũng là mặt hàng đặt biệt phổ biến. Năm 2014, lượng tiêu thụ trang sức là 519 triệu USD, giảm 8% so với năm 2013. 
 
Mặc dù vậy, lượng cầu tại Việt Nam vẫn lớn hơn so với các nước châu Á có thu nhập bình quân đầu người cao hơn khác. Trong số đó, có cả Thái Lan (250 triệu USD) và Hàn Quốc (382 triệu USD).
 
Thị trường may mặc Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 4,2 tỷ USD vào năm 2017. Trong số những thương hiệu thời trang cao cấp đầu tiên tại Việt Nam có Louis Vuitton đến từ Pháp. Và từ năm 1997 còn có thêm cả những cái tên như Dior, Burberry, Ermenegildo Zegna, Bulgari và Hermes.
 
Lựa chọn Việt Nam là một quyết định đem lại lợi nhuận. Cửa hàng của Hermes được khai trương năm 2008 tại Hà Nội sở hữu tăng trưởng hàng năm ở mức 20 đến 30%. Salvator Ferragamo đã mở cửa hàng thứ 5 tại Việt Năm từ 2 năm trước. 
 
Những nhãn hiệu cao cấp khác cũng hoạt động dựa trên cơ sở nhượng quyền thương hiệu, ví dụ như Loewe, Marc Jacobs, Givenchy hay Balenciaga. 
 
Trước khi gia nhập thị trường hàng hoá cao cấp của Việt Nam, các thương hiệu được cảnh báo nên cẩn thận trọng điều tra kỹ lưỡng những quy định đặt ra cho các hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài.
(Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét