Kinh doanh theo mô hình sàn giao dịch điện tử có những lợi thế gì so với mô hình truyền thống? Và nhà đầu tư gặp được thuận lợi gì khi khởi nghiệp với mô hình kinh doanh mới mẻ này tại Việt Nam?
Ưu thế của sàn giao dịch điện tử
Trước khi bàn đến mô hình sàn giao dịch Marketplace, chúng ta hãy nói về mô hình thương mại điện tử (TMĐT) truyền thống B2C (Business-to-Customer). Với mô hình này, khi khách hàng đặt đơn hàng trên trang web của công ty TMĐT hoặc thông qua một trình ứng dụng (application) trên thiết bị điện thoại thông minh, toàn bộ đơn hàng sẽ được xử lý tại kho trực thuộc bộ phận vận hành (operations).
Vì thế, các công ty TMĐT đầu tư khá nhiều vào chủng loại và số lượng hàng, kho bãi và giao nhận (logistics). Đó là còn chưa kể đến những khoản đầu tư lớn vào việc thiết kế và vận hành trang web, sản xuất hình ảnh, quảng cáo trực tuyến với Google, Facebook...
Theo các chuyên gia, mô hình Marketplace đã có mặt ở Việt Nam khá sớm, trước cả sự đổ bộ của Rocket Internet với hai trang TMĐT đình đám gần đây là Zalora và Lazada. Tuy nhiên, cách mà Zalora và Lazada đến với mô hình Marketplace hơi khác.
Họ bắt đầu xây dựng một trang web thương mại điện tử B2C chuyên nghiệp, tích hợp tất cả các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, đơn giản hóa các thao tác mua hàng ở mức đối đa và luôn cam kết bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng. Cùng với một chiến lược quảng cáo trực tuyến rầm rộ và liên tục, từng bước họ chiếm được niềm tin với người mua hàng trong nước. Sau đó, họ mới bước sang giai đoạn thứ hai là giới thiệu sàn giao dịch thương mại điện tử!
Marketplace của họ “ký sinh” ngay trên trang web bán lẻ trực tuyến của mô hình B2C nên họ tận dụng được lượng truy cập, một số lượng lớn khách hàng và tài nguyên hiện có.
Dưới góc độ công ty bán lẻ trực tuyến, mô hình Marketplace có nhiều ưu thế hơn so với mô hình B2C truyền thống. Thứ nhất, nó giúp công ty TMĐT giảm đáng kể chi phí đầu tư kho bãi, mua hàng và quản lý tốt vốn lưu động. Hàng hóa, sau khi được đưa lên trang Marketplace, vẫn nằm tại kho và thuộc sở hữu của nhà cung cấp.
Khi có đơn hàng từ khách hàng, công ty mới liên hệ nhà cung cấp để thực hiện các công đoạn đóng gói, giao hàng và thu tiền hộ nhà cung cấp. Công ty TMĐT đơn thuần đóng vai trò trung gian, kết nối người bán và người mua. Việc xuất hóa đơn cho khách hàng là trách nhiệm của nhà cung cấp và điều này luôn được quy định rõ ràng có tính chất bắt buộc trong hợp đồng giữa công ty TMĐT và nhà cung cấp.
Thứ hai, hoạt động song song với mô hình B2C, công ty TMĐT tận dụng được nguồn lực hiện có để xử lý đơn hàng và hoàn tất các dịch vụ hỗ trợ nhà cung cấp như vận hành (operations), sản xuất hình ảnh (production), giao vận (logistics), chăm sóc khách hàng (customer service)...
Những công đoạn này thường là giống nhau ở cả hai mô hình B2C và Marketplace.Thông qua hợp tác với nhà cung cấp, công ty TMĐT đa dạng hóa nguồn hàng, chủng loại hàng để từ đó giảm chi phí mua hàng và giá vốn hàng bán. Và cuối cùng, mô hình Marketplace luôn cho tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn từ phí dịch vụ tính trên phần trăm giá trị giao dịch thành công.
Chính vì những ưu thế này mà cả Zalora lẫn Lazada cam kết đầu tư mạnh vào Marketplace. Những ưu thế này được sử dụng triệt để trong các đợt gọi góp vốn. Doanh thu và số đơn hàng từ Marketplace của Zalora và Lazada luôn có mức tăng hàng tháng từ hai con số trở lên và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu.
Mới đây, Lazada gọi thêm được 250 triệu đô la Mỹ từ nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu bởi Temasek (Singapore).
Có thể nói, dưới góc độ nhà cung cấp (đặc biệt là các công ty nhỏ và vừa), mô hình Marketplace giúp họ quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn khách hàng hiện có từ mô hình B2C của công ty TMĐT, tăng vòng quay hàng tồn kho, học tập và tích lũy kinh nghiệm cách làm thương mại điện tử bài bản, tập trung vào việc sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Khởi nghiệp cùng Marketplace
Cùng với Lazada, Zalora có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thông qua dự án Marketplace. Marketplace nằm trong dự án hỗ trợ những thương hiệu nhỏ, mới khởi nghiệp, hoàn toàn miễn phí.
Theo đó, Zalora tạo điều kiện đưa những sản phẩm của các đối tác này lên trang web, để nhiều khách hàng có thể biết đến hơn. Đồng thời, Zalora cũng sẽ giúp các nhà khởi nghiệp làm marketing, giao hàng, chăm sóc khách hàng để các bạn có thể yên tâm tập trung cho việc sản xuất, đầu tư phát triển thương hiệu.
Những bạn trẻ khởi nghiệp với số vốn và nhân lực ít, khó có thể sở hữu được những công cụ đo lường chuyên nghiệp. Trong khi đó, với kinh doanh TMĐT, số liệu liên quan đến sản phẩm, tình hình mua bán là yếu tố cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh và xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp.
Với Marketplace, Zalora có thể cung cấp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp những số liệu như: bao nhiêu người truy cập trang, lượt xem từng món hàng, bao nhiêu người ra quyết định mua hàng… Từ đó, các nhà khởi nghiệp có cái nhìn bao quát hơn, hiểu rõ hơn thị trường mà mình đang theo đuổi.
Có thể nói, TMĐT tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu, chưa hình thành một cách hoàn thiện. Các doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm và định hình giá trị cốt lõi cho mình. Ví dụ, Thế Giới Di Động chọn việc chăm sóc khách hàng làm yếu tố cạnh tranh và đó có thể trở thành điểm cạnh tranh mạnh nhất của họ.
Một hướng phát triển khác của TMĐT là “cá lớn nuốt cá bé”. TMĐT đòi hỏi phải chi rất nhiều tiền để làm marketing, kéo lượt view cho trang web của mình. Việc hiển thị ở top đầu trong kết quả tìm kiếm trên Google là lựa chọn rất phổ biến của các doanh nghiệp TMĐT. Nhưng việc làm Digital Marketing rất cầu kỳ, đòi hỏi nhiều nhân lực có chuyên môn. Vì vậy, các công ty nhỏ nếu muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này thì cần phải hợp thành một cộng đồng để hỗ trợ nhau, nếu không muốn bị thâu tóm bởi những công ty lớn với nguồn lực tài chính mạnh.
Nói chung, trong tương lai khoảng 2 -3 năm nữa thị trường sẽ rất thú vị, khi các doanh nghiệp đã xác định được hướng phát triển, tức xây dựng được thế mạnh cốt lõi của mình, tạo nên bức tranh TMĐT hoàn thiện hơn, đa sắc hơn… Và đây chính là cơ hội cho nhiều nhà đầu tư khi muốn khởi nghiệp cùng Marketplace.
Trước khi bàn đến mô hình sàn giao dịch Marketplace, chúng ta hãy nói về mô hình thương mại điện tử (TMĐT) truyền thống B2C (Business-to-Customer). Với mô hình này, khi khách hàng đặt đơn hàng trên trang web của công ty TMĐT hoặc thông qua một trình ứng dụng (application) trên thiết bị điện thoại thông minh, toàn bộ đơn hàng sẽ được xử lý tại kho trực thuộc bộ phận vận hành (operations).
Vì thế, các công ty TMĐT đầu tư khá nhiều vào chủng loại và số lượng hàng, kho bãi và giao nhận (logistics). Đó là còn chưa kể đến những khoản đầu tư lớn vào việc thiết kế và vận hành trang web, sản xuất hình ảnh, quảng cáo trực tuyến với Google, Facebook...
Theo các chuyên gia, mô hình Marketplace đã có mặt ở Việt Nam khá sớm, trước cả sự đổ bộ của Rocket Internet với hai trang TMĐT đình đám gần đây là Zalora và Lazada. Tuy nhiên, cách mà Zalora và Lazada đến với mô hình Marketplace hơi khác.
Họ bắt đầu xây dựng một trang web thương mại điện tử B2C chuyên nghiệp, tích hợp tất cả các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, đơn giản hóa các thao tác mua hàng ở mức đối đa và luôn cam kết bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng. Cùng với một chiến lược quảng cáo trực tuyến rầm rộ và liên tục, từng bước họ chiếm được niềm tin với người mua hàng trong nước. Sau đó, họ mới bước sang giai đoạn thứ hai là giới thiệu sàn giao dịch thương mại điện tử!
Marketplace của họ “ký sinh” ngay trên trang web bán lẻ trực tuyến của mô hình B2C nên họ tận dụng được lượng truy cập, một số lượng lớn khách hàng và tài nguyên hiện có.
Dưới góc độ công ty bán lẻ trực tuyến, mô hình Marketplace có nhiều ưu thế hơn so với mô hình B2C truyền thống. Thứ nhất, nó giúp công ty TMĐT giảm đáng kể chi phí đầu tư kho bãi, mua hàng và quản lý tốt vốn lưu động. Hàng hóa, sau khi được đưa lên trang Marketplace, vẫn nằm tại kho và thuộc sở hữu của nhà cung cấp.
Khi có đơn hàng từ khách hàng, công ty mới liên hệ nhà cung cấp để thực hiện các công đoạn đóng gói, giao hàng và thu tiền hộ nhà cung cấp. Công ty TMĐT đơn thuần đóng vai trò trung gian, kết nối người bán và người mua. Việc xuất hóa đơn cho khách hàng là trách nhiệm của nhà cung cấp và điều này luôn được quy định rõ ràng có tính chất bắt buộc trong hợp đồng giữa công ty TMĐT và nhà cung cấp.
Thứ hai, hoạt động song song với mô hình B2C, công ty TMĐT tận dụng được nguồn lực hiện có để xử lý đơn hàng và hoàn tất các dịch vụ hỗ trợ nhà cung cấp như vận hành (operations), sản xuất hình ảnh (production), giao vận (logistics), chăm sóc khách hàng (customer service)...
Những công đoạn này thường là giống nhau ở cả hai mô hình B2C và Marketplace.Thông qua hợp tác với nhà cung cấp, công ty TMĐT đa dạng hóa nguồn hàng, chủng loại hàng để từ đó giảm chi phí mua hàng và giá vốn hàng bán. Và cuối cùng, mô hình Marketplace luôn cho tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn từ phí dịch vụ tính trên phần trăm giá trị giao dịch thành công.
Chính vì những ưu thế này mà cả Zalora lẫn Lazada cam kết đầu tư mạnh vào Marketplace. Những ưu thế này được sử dụng triệt để trong các đợt gọi góp vốn. Doanh thu và số đơn hàng từ Marketplace của Zalora và Lazada luôn có mức tăng hàng tháng từ hai con số trở lên và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu.
Mới đây, Lazada gọi thêm được 250 triệu đô la Mỹ từ nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu bởi Temasek (Singapore).
Có thể nói, dưới góc độ nhà cung cấp (đặc biệt là các công ty nhỏ và vừa), mô hình Marketplace giúp họ quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn khách hàng hiện có từ mô hình B2C của công ty TMĐT, tăng vòng quay hàng tồn kho, học tập và tích lũy kinh nghiệm cách làm thương mại điện tử bài bản, tập trung vào việc sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Khởi nghiệp cùng Marketplace
Cùng với Lazada, Zalora có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thông qua dự án Marketplace. Marketplace nằm trong dự án hỗ trợ những thương hiệu nhỏ, mới khởi nghiệp, hoàn toàn miễn phí.
Theo đó, Zalora tạo điều kiện đưa những sản phẩm của các đối tác này lên trang web, để nhiều khách hàng có thể biết đến hơn. Đồng thời, Zalora cũng sẽ giúp các nhà khởi nghiệp làm marketing, giao hàng, chăm sóc khách hàng để các bạn có thể yên tâm tập trung cho việc sản xuất, đầu tư phát triển thương hiệu.
Những bạn trẻ khởi nghiệp với số vốn và nhân lực ít, khó có thể sở hữu được những công cụ đo lường chuyên nghiệp. Trong khi đó, với kinh doanh TMĐT, số liệu liên quan đến sản phẩm, tình hình mua bán là yếu tố cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh và xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp.
Với Marketplace, Zalora có thể cung cấp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp những số liệu như: bao nhiêu người truy cập trang, lượt xem từng món hàng, bao nhiêu người ra quyết định mua hàng… Từ đó, các nhà khởi nghiệp có cái nhìn bao quát hơn, hiểu rõ hơn thị trường mà mình đang theo đuổi.
Có thể nói, TMĐT tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu, chưa hình thành một cách hoàn thiện. Các doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm và định hình giá trị cốt lõi cho mình. Ví dụ, Thế Giới Di Động chọn việc chăm sóc khách hàng làm yếu tố cạnh tranh và đó có thể trở thành điểm cạnh tranh mạnh nhất của họ.
Một hướng phát triển khác của TMĐT là “cá lớn nuốt cá bé”. TMĐT đòi hỏi phải chi rất nhiều tiền để làm marketing, kéo lượt view cho trang web của mình. Việc hiển thị ở top đầu trong kết quả tìm kiếm trên Google là lựa chọn rất phổ biến của các doanh nghiệp TMĐT. Nhưng việc làm Digital Marketing rất cầu kỳ, đòi hỏi nhiều nhân lực có chuyên môn. Vì vậy, các công ty nhỏ nếu muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này thì cần phải hợp thành một cộng đồng để hỗ trợ nhau, nếu không muốn bị thâu tóm bởi những công ty lớn với nguồn lực tài chính mạnh.
Nói chung, trong tương lai khoảng 2 -3 năm nữa thị trường sẽ rất thú vị, khi các doanh nghiệp đã xác định được hướng phát triển, tức xây dựng được thế mạnh cốt lõi của mình, tạo nên bức tranh TMĐT hoàn thiện hơn, đa sắc hơn… Và đây chính là cơ hội cho nhiều nhà đầu tư khi muốn khởi nghiệp cùng Marketplace.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét