Theo CBRE Việt Nam, 25% số người tiêu dùng được khảo sát dự định sẽ mua sắm ít hơn tại cửa hàng thực tế, trong khi 45-50% số người được hỏi cho rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thông minh/máy tính bảng thường xuyên hơn trong hai năm tới.
50% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến
Đây là báo cáo vừa được Công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam công bố ngày 5/3 trong bản nghiên cứu xu hướng tiêu dùng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC).
Bản đánh giá được dựa trên quá trình khảo sát và phỏng vấn 11.000 người tiêu dùng trên 11 thành phố lớn thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) vào tháng 8/2014. Riêng tại Việt Nam, kết quả đánh giá dựa trên kết quả khảo sát 1.000 người tiêu dùng Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 64, chia đều giữa hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TPHCM.
Cụ thể kết quả khảo sát cho thấy khu vực Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Singapore và Việt Nam khá chú trọng đến trải nghiệm tổng thể khi đi mua sắm. Hầu hết người tiêu dùng Việt Nam nhận thấy những cải thiện tiêu biểu trong các trung tâm thương mại lớn, nhỏ và các nhà phố thương mại trong 3 năm qua. Hơn 60% cho biết các trung tâm mua sắm mà họ đến thường xuyên có cải thiện về thiết kế, cách bố trí, dịch vụ và diện tích công cộng. Hơn 50% đồng ý rằng ngày càng có nhiều thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường và các trung tâm thương mại có nhiều tiện ích giải trí hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy người mua sắm thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thuộc các độ tuổi có cùng xu hướng chọn lựa khả năng chi trả, đồng thời sự sạch sẽ và an ninh là các yếu tố được đánh giá quan trọng hàng đầu theo thứ tự liệt kê khi họ chọn địa điểm mua sắm.
Khác với kết quả khảo sát của các nước Châu Á – Thái Bình Dương khác, giá cả chỉ xếp thứ ba tại Việt Nam về độ quan trọng. Người Việt Nam đánh giá cao sự đa dạng của các thương hiệu bán lẻ trong một trung tâm mua sắm nhưng các tiện ích giải trí được xem là ít quan trọng hơn so với các “thành phần cơ bản" như giá cả, sự sạch sẽ và an ninh.
Ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành, Bộ phận cho thuê mặt bằng bán lẻ, khu vực Đông Nam Á, nhận định: “Điều tối quan trọng là các chủ đầu tư và chủ toà nhà phải thích nghi và làm mới các trung tâm bán lẻ sao cho phù hợp với xu hướng người tiêu dùng, bắt đầu từ giai đoạn lên ý tưởng. Trước khi lựa chọn khu đất để phát triển dự án và lên kế hoạch hướng tiếp cận, chủ đầu tư cần tìm hiểu phương thức đi lại của người tiêu dùng và thời gian mà họ sẵn sàng bỏ ra để di chuyển đến trung tâm mua sắm mà họ ưa thích. 78% số người được khảo sát có thể dành ra đến 30 phút để di chuyển đến trung tâm thương mại họ yêu thích.”
Một điểm thú vị khác mà nghiên cứu cho thấy là 25% số người được khảo sát dự định sẽ mua sắm ít hơn tại cửa hàng thực tế, trong khi 45 - 50% số người được hỏi cho rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính hay điện thoại thông minh thường xuyên hơn trong hai năm tới. Tỷ lệ này còn cao hơn nữa ở người tiêu dùng trong độ tuổi từ 55 - 64 với 69% cho rằng sẽ mua sắm các mặt hàng phi thực phẩm thường xuyên hơn bằng điện thoại thông minh.
Theo bà Dương Thùy Dung, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam, mặc dù triển vọng của loại hình thương mại truyền thống vẫn khá lạc quan song các nhà quản lý trung tâm thương mại cần phải lưu ý tới những cạnh tranh đến từ loại hình thương mại trực tuyến. Do đó, các nhà bán lẻ và chủ toà nhà cần tận dụng xu hướng này để triển khai việc bán hàng trên mạng thường xuyên hơn cũng như quảng cáo thông qua các kênh xã hội và thiết kế các trang web theo mô hình thương mại điện tử giữa công ty và người tiêu dùng.
Xu hướng kinh doanh đầy triển vọng
Mua sắm online giúp người dùng tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và giảm các chi phí giao dịch so với hình thức kinh doanh truyền thống. Để mua hàng từ Amazon hay các website nước ngoài, người dùng phải khai báo với hải quan và thủ tục nhận hàng không đơn giản, do đó nhiều đơn vị làm dịch vụ mua hàng rồi bán lại phát triển, các sản phẩm trong linh vực sức khỏe, thể dục thể thao được quan tâm và mua sắm nhiều nhất. Sau đó là các mặt hàng chăm sóc trẻ em, thời gian, công nghệ và điện tử gia dụng.
Các chuyên gia trong lĩnh vực Marketing thì mảng thương mại điện tử sẽ còn phát triển mạnh trong các năm tới khi hình thức thanh toán qua Visa ngày càng phổ biến
So với việc mở một cửa hàng thì một wesite kình doanh hàng thời trang sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, một chủ website bán hàng thời trang ở Hà Nội cho biết dù mới bắt đầu được nửa năm nhưng công việc phát triển rất tốt. Mô hình thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển theo hướng Groupon và các mảng chuyên ngành như Niche Market, ngoài ra các site kinh doanh tập trung theo địa phương cũng được ưa chuộng.
Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam vẫn gặp những rào cản, trong đó phải kể đến môi trường kinh doanh kém tin cậy. Khách hàng tỏ ra không mấy tin tưởng khi mua hàng trên mạng. Họ cảm thấy không được bảo vệ quyền lợi hoặc bảo mật thông tin..
Thanh toán trực tuyến ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ do phần lớn người dân chưa tin tưởng về bảo mật của kênh thanh toán trực tuyến, khi giao dịch trực tiếp qua ngân hàng thì người mua không được đảm bảo an toàn nếu hàng hóa không đúng như quảng cáo. Hiện nay nhiều website vẫn áp dụng hình thức thanh toán trực tiếp khi nhận hàng và điều này hạn chế ở khu vực địa lý, thói quen giao dịch qua Internet banking chưa phổ biến và còn nhiều người chưa dùng cách thanh toán này, do chưa biết hoặc chưa đăng ký dịch vụ ở ngân hàng..
Vì vậy nhiều website bán lẻ đã chú trọng đến khâu thanh toán linh hoạt, an toàn và có chính sách bảo hành rất tốt, miễn phí giao dịch và đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình. Ngoài ra nhiều trang bán lẻ còn hỗ trợ khách hàng mua sắm qua ứng dụng Android trên Smart Phone, khách hàng có thể dễ dàng chọn sản phẩm, thanh toán và được hỗ trợ online ngay lập tức trên các smart phone.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét