Cần có Hiệp hội để đẩy nhanh ngành công nghiệp phát triển cây Mắc ca. Nhân dịp này, chúng tôi đã trao đổi với GS Hoàng Hòe - Nguyên Chủ tịch Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, Him Lam sẽ xin 1.000ha đất tại mỗi tỉnh Tây Nguyên để ươm giống và cung cấp giống theo tiêu chuẩn quốc tế cho nông dân. Ông đánh giá thế nào về sự kiện này?
Du nhập vào Việt Nam từ năm 2000, mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại hạt”, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Nhân hạt mắc ca hiện được dùng phổ biến trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem, vỏ được dùng làm chất đốt, phân bón, dầu chiết xuất từ nhân hạt được dùng trong nhiều vùng công nghiệp.
Chiến lược phát triển 10 năm của cây mắc ca cũng nhận định Việt Nam có thể đạt kim ngạch tỷ đôla Mỹ từ loại cây này.
Do đó, chỉ sau 15 năm, tổng diện tích mắc ca trên cả nước đã đạt 1.600 hécta, đứng thứ 11 trên thế giới, trong đó các thử nghiệm đầu tiên ở vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên đang cho kết quả tốt, nhiều nông dân đã trồng thuần hoặc xen mắc ca với cây cà phê thành công.
Theo tôi được biết, dự kiến trong năm 2015, công ty này cũng sẽ khởi công và hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến mắc ca .Hiện nay mắc ca đã được công nhận là cây lâm nghiệp, do đó khi trồng loại cây này ở Tây Nguyên, doanh nghiệp sẽ không phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ xây dựng quy hoạch định hướng. Trồng cây mắc ca cần phải có quy hoạch vì đây là loại cây dài ngày
Với điều kiện thổ nhưỡng tại Việt Nam thì nơi nào trồng mắc ca là thích hợp nhất thưa ông?
Ở nước ta, nhiều chuyên gia về cây mắc ca của Úc sang Tây Nguyên làm việc, họ nhận xét rằng mắc ca trồng ở Tây Nguyên có năng suất cao hơn bên họ. Hiệu quả kinh tế mắc ca ở Việt Nam chắc chắn cao hơn bên Úc.
“Cây trồng tỷ đô”, rất khó, nhưng theo tôi, nhận định của cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn không hoang tưởng chút nào. Nếu chúng ta trồng được 200.000 ha mắc ca, được đầu tư phát triển có bài bản, quản lý vườn cây tốt, làm chế biến tinh thì hoàn toàn có thể thu về trên một tỷ USD/năm (đây là con số giá trị xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến tinh).
Thực tế cây mắc ca không đến mức khó tính và có độ rủi ro cao như một số người nhận định. Nếu không tin cứ hỏi những nông dân đã trồng mắc ca ở Tây Nguyên thì rõ. Cây mắc ca thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của nhiều nơi của Tây Nguyên, Tây Bắc, tất nhiên là không phải nơi nào ở hai vùng này cũng trồng được mà cần phải xác định trong quy hoạch cụ thể của từng tỉnh.
Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, Tây Nguyên có 5 triệu ha đất thì ít nhất có khoảng 20% diện tích (1 triệu ha) phù hợp với cây mắc ca. Trong 1 triệu ha đất phù hợp chỉ cần quy hoạch phát triển 200.000 ha mắc ca, con số phù hợp với dự báo nhu cầu thị trường thế giới trong mấy chục năm tới.
Theo tôi, trong số 200.000 ha trồng mắc ca nên có 100.000 ha trồng xen canh vào vườn cà phê, 100.000 ha còn lại sẽ trồng thuần ở những vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp. Tây Nguyên hiện có rất nhiều vườn cà phê năng suất chỉ từ 1,5-1,8 tấn hạt/ha.
Đó là hậu quả của việc phát triển cà phê một cách ồ ạt trước đây. Đối với những diện tích đó không nên tái canh cà phê nữa mà nên trồng xen cây mắc ca để dần dần thay thế, đến lúc nào cà phê tàn sẽ bỏ cà phê…
Hiện nay đã có nhiều hộ nông dân ở Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum đã trồng xen mắc ca vào vườn cà phê và cả hai loại cây trồng này đều phát triển tốt, cà phê vẫn cho năng suất cao, lại có nguồn thu thêm lớn từ cây mắc ca.
Thưa ông, để ngành công nghiệp mắc ca phát triển, Việt Nam có nên sớm có Hiệp hội mắc ca, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Việt Nam cũng nên sớm có một Hiệp hội mắc ca để đẩy mạnh ngành công nghiệp này. Ngành công nghiệp mắc ca Việt Nam phát triển hơn Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia. Thậm chí, có thể gấp 10 lần Australia bởi họ mới có 20.000ha, còn Việt Nam tiến tới phải có 200.000ha....
Tuy nhiên, trước khi có "sân chơi" trong nước, mới đây, Công ty cổ phần phần Him Lam đã trở thành thành viên của Hiệp hội mắc ca Australia. Đây sẽ là cầu nối để doanh nghiệp tiếp cận với các nghiên cứu kỹ thuật về giống, công nghệ chế biến và sản phẩm mắc ca có thể tiêu thụ ở thị trường quốc tế.
Du nhập vào Việt Nam từ năm 2000, mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại hạt”, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Nhân hạt mắc ca hiện được dùng phổ biến trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem, vỏ được dùng làm chất đốt, phân bón, dầu chiết xuất từ nhân hạt được dùng trong nhiều vùng công nghiệp.
Giáo sư Hoàng Hòe-Tại Diễn đàn Mắc ca do Công ty IDT tổ chức
Theo tính toán của Ban Kinh tế Trung ương, nhu cầu Mắc ca thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng, mỗi hécta trồng có thể cho 3 tấn hạt, với giá 3,5 USD một kg thì người trồng có thể thu được 200 triệu đồng một hécta. Trên thị trường, giá mắc ca đã qua chế biến lên tới 300.000 - 400.000 đồng một kg.Chiến lược phát triển 10 năm của cây mắc ca cũng nhận định Việt Nam có thể đạt kim ngạch tỷ đôla Mỹ từ loại cây này.
Do đó, chỉ sau 15 năm, tổng diện tích mắc ca trên cả nước đã đạt 1.600 hécta, đứng thứ 11 trên thế giới, trong đó các thử nghiệm đầu tiên ở vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên đang cho kết quả tốt, nhiều nông dân đã trồng thuần hoặc xen mắc ca với cây cà phê thành công.
Theo tôi được biết, dự kiến trong năm 2015, công ty này cũng sẽ khởi công và hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến mắc ca .Hiện nay mắc ca đã được công nhận là cây lâm nghiệp, do đó khi trồng loại cây này ở Tây Nguyên, doanh nghiệp sẽ không phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ xây dựng quy hoạch định hướng. Trồng cây mắc ca cần phải có quy hoạch vì đây là loại cây dài ngày
Với điều kiện thổ nhưỡng tại Việt Nam thì nơi nào trồng mắc ca là thích hợp nhất thưa ông?
Ở nước ta, nhiều chuyên gia về cây mắc ca của Úc sang Tây Nguyên làm việc, họ nhận xét rằng mắc ca trồng ở Tây Nguyên có năng suất cao hơn bên họ. Hiệu quả kinh tế mắc ca ở Việt Nam chắc chắn cao hơn bên Úc.
“Cây trồng tỷ đô”, rất khó, nhưng theo tôi, nhận định của cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn không hoang tưởng chút nào. Nếu chúng ta trồng được 200.000 ha mắc ca, được đầu tư phát triển có bài bản, quản lý vườn cây tốt, làm chế biến tinh thì hoàn toàn có thể thu về trên một tỷ USD/năm (đây là con số giá trị xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến tinh).
Cần có sân chơi cho ngành công nghiệp mắc ca
Nhưng cần quy hoạch cụ thể, không phải chỗ nào ở Tây Nguyên, Tây Bắc đều thích hợp. Còn vùng Đông Bắc vì có mưa phùn vào mùa ra hoa cây mắc ca trồng sẽ ít kết quả, vùng ven biển miền Trung, vùng Nam bộ nóng quá sẽ không trồng mắc ca được.Thực tế cây mắc ca không đến mức khó tính và có độ rủi ro cao như một số người nhận định. Nếu không tin cứ hỏi những nông dân đã trồng mắc ca ở Tây Nguyên thì rõ. Cây mắc ca thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của nhiều nơi của Tây Nguyên, Tây Bắc, tất nhiên là không phải nơi nào ở hai vùng này cũng trồng được mà cần phải xác định trong quy hoạch cụ thể của từng tỉnh.
Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, Tây Nguyên có 5 triệu ha đất thì ít nhất có khoảng 20% diện tích (1 triệu ha) phù hợp với cây mắc ca. Trong 1 triệu ha đất phù hợp chỉ cần quy hoạch phát triển 200.000 ha mắc ca, con số phù hợp với dự báo nhu cầu thị trường thế giới trong mấy chục năm tới.
Theo tôi, trong số 200.000 ha trồng mắc ca nên có 100.000 ha trồng xen canh vào vườn cà phê, 100.000 ha còn lại sẽ trồng thuần ở những vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp. Tây Nguyên hiện có rất nhiều vườn cà phê năng suất chỉ từ 1,5-1,8 tấn hạt/ha.
Đó là hậu quả của việc phát triển cà phê một cách ồ ạt trước đây. Đối với những diện tích đó không nên tái canh cà phê nữa mà nên trồng xen cây mắc ca để dần dần thay thế, đến lúc nào cà phê tàn sẽ bỏ cà phê…
Hiện nay đã có nhiều hộ nông dân ở Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum đã trồng xen mắc ca vào vườn cà phê và cả hai loại cây trồng này đều phát triển tốt, cà phê vẫn cho năng suất cao, lại có nguồn thu thêm lớn từ cây mắc ca.
Thưa ông, để ngành công nghiệp mắc ca phát triển, Việt Nam có nên sớm có Hiệp hội mắc ca, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Việt Nam cũng nên sớm có một Hiệp hội mắc ca để đẩy mạnh ngành công nghiệp này. Ngành công nghiệp mắc ca Việt Nam phát triển hơn Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia. Thậm chí, có thể gấp 10 lần Australia bởi họ mới có 20.000ha, còn Việt Nam tiến tới phải có 200.000ha....
Tuy nhiên, trước khi có "sân chơi" trong nước, mới đây, Công ty cổ phần phần Him Lam đã trở thành thành viên của Hiệp hội mắc ca Australia. Đây sẽ là cầu nối để doanh nghiệp tiếp cận với các nghiên cứu kỹ thuật về giống, công nghệ chế biến và sản phẩm mắc ca có thể tiêu thụ ở thị trường quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét