Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Công bố báo cáo thường niên về doanh nghiệp

Báo cáo thường niên doanh nghiệp vừa được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI)công bố. Báo cáo khẳng định, bên cạnh sự phục hồi của nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm, trong khi số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể vẫn tăng lên… Nhân dịp này chúng tôi đã trò chuyện với TS Nguyễn Thu Hằng-Tổng thư ký VCCI xung quanh vấn đề này.
Thưa bà, trong báo cáo mới công bố thì xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thu hẹp lại, vì sao?
 
Năm 2014, cả nước có 74.842  doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 432.286 tỷ đồng, giảm 2, 7% về số lượng và tăng 8,4% về số vốn so với năm 2013. Theo đó, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thể của cả nước là 67.823 doanh nghiệp tăng 11,7% so với năm 2013. 
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Bà Nguyễn Thu Hằng-Tổng thư ký VCCI
 
Xét theo lĩnh vực kinh doanh, bên cạnh những ngành có xu hướng hoạt động tốt trở lại như: kinh doanh bất động sản, nghệ thuật, vui chơi vài giải trí, nông lâm nghiệp và thủy sản, thì một số ngành vẫn gặp nhiều khó khăn như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng, khoa học công nghệ…
 
Nếu xem xét tình hình phát triển trong giai đoạn 2007 - 2014 thì thấy rằng, tốc độ tăng trưởng doanh  đã giảm mạnh. Tính đến hết ngày 31/12/2014, Việt Nam có khoảng trên 401.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, so với số lượng doanh nghiệp đăng ký khoảng 838.000 doanh nghiêp thì chưa bằng một nửa. Đáng lưu ý hơn, nếu giai đoạn 2007 – 2011, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bình quân là trên 20%/năm thì trong giai đoạn 2012 – 2014, tốc độ tăng trưởng  doanh nghiệp chỉ còn khoảng 7,3%.
 
Số liệu trên cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng quy mô ngày càng nhỏ lại. Lao động bình quân trong doanh nghiệp đã giảm từ 49 lao động năm 2007 xuống chỉ còn 27 lao động năm 2014. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân giảm từ 27 lao động năm 2007 xuống 18 lao động năm 2014. 
 
Điều đáng lo ngại hơn cả là hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhìn chung đang giảm xuống... Điều này chủ yếu do tiền lương ngày càng tăng lên, nhưng chất lượng của lao động vẫn chưa tăng tương xứng. Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ đã tiếp tục tăng cao trong. Trong khi, hiệu suất sinh lời của các doanh nghiêp giảm mạnh. Chính điều này dẫn đến tình trạng, doanh nghiêp phải ngừng hoạt động vẫn tăng cao trong thời gian qua
 
Năm 2015, kinh tế VN dự báo sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trong khi khu vực doanh nghiệp lại thu hẹp. Vậy Nhà nước cần có những chính sách gì để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thưa bà?
 
Tôi nghĩ rằng cần có chính sách tiếp cải thiện môi trường kinh doanh, các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các chính sách phát triển ngành kinh doanh nông nghiệp tổng hợp cần được ưu tiên chú trọng. Theo đó,cần thiết lập cơ cấu kinh tế ngành, vùng phù hợp, phục vụ mục tiêu hiệu quả kinh doanh và phát triển lợi thế cạnh tranh của từng địa phương và của quốc gia.
 
Để làm được việc này, công tác triển khai tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu khu vực doanh nghiêp nhà nước… Đồng thời định hướng đầu tư theo tín hiệu của thị trường, bằng cách đa dạng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa, hình thành chuỗi cung ứng, tạo lập thị trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Chính phủ để tận dụng sự hỗ trợ, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc  doanh nghiệp. Quan đó, doanh nghiệp có thể tăng cường năng lực hấp thụ vốn đầu tư bằng chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp cũng phải chú trọng việc cân đối dòng tiền, xây dựng, rà soát và có cơ chế giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh...
 
Thưa bà, điển hình là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ trọng tâm trọng điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này?
 
Năm 2015 được coi là năm bản lề nên công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng có trọng tâm trọng điểm hơn. Bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn thi hành các bộ luật quan trọng về đầu tư kinh doanh được ban hành trong năm 2014 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp …
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất mong cơ chế từ Nhà nước để phát triển
 
Công tác hỗ trợ  doanh nghiệp nhỏ và vừa  được Chính phủ, Bộ KH&ĐT tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như: hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, hình thành các liên kết ngành, phát triển theo chuỗi giá trị.
 
Do nguồn lực có hạn, nên các chính sách, chương trình hỗ trợ  doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, các ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế và hỗ trợ tích cực cho việc tăng thêm giá trị gia tăng, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo hiệu ứng kinh tế - xã hội lan tỏa để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc độ phát triển cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ở bậc cao hơn và sâu hơn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
 
Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn cũng được đề cập trong Dự thảo lần này, có ý nghĩa rất lớn trong việc thực chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta, mặt khác giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển vững mạnh, tạo thành các chuỗi liên kết trong sản xuất cung ứng hàng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao ra thị trường khu vực và quốc tế.
 
Trong đó, vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong việc hỗ trợ rất hiệu quả, thiết thực để phát triển các vườn ươm doanh nghiệp, vườn ươm khoa học công nghệ, giúp các  doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển “thung lũng công nghệ Silicon” ở Việt Nam.
(Lược trích Báo cáo thường niên về doanh nghiệp-VCCI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét