Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Chè Mười Sáu giữ hồn Hà Nội

Khi được hỏi về sự “cố chấp” của mình, ông Thanh nói rằng chỉ có thời gian mới là vị giám khảo công bằng nhất. Quả đúng như vậy. Vắt qua hai thế kỷ, những cửa hàng mang tính thương mại cứ đến rồi đi. Còn Chè Mười Sáu vẫn khiêm nhường, bình dị giữa ngã tư Lê Văn Hưu – Ngô Thì Nhậm, thách thức cùng thời gian.
Tháng Ba âm lịch là thời điểm người Việt chuẩn bị cho ngày Tết Hàn Thực, mang đậm truyền thống dân tộc. Từ sáng sớm nay, 21/4 (tức ngày 3/3 âm lịch), trên nhiều con phố của thủ đô Hà Nội, bánh trôi, bánh chay được bày bán la liệt. Tại các chợ như Ngã Tư Sở, Hàng Da, Hàng Bè, chợ Hôm,… nhiều cửa hàng không chỉ bán bánh mà còn bày cả bột nếp, nhân đậu xanh, dừa thái sợi, đường đỏ, vừng là nguyên liệu chính làm bánh trôi, bánh chay.

Giống như nhiều cửa hàng khác, quán chè Mười Sáu (số 16 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tạm ngưng phục vụ các mặt hàng ăn uống khác để chuyên tâm làm bánh bán. Nếu như hàng ngày gia đình chỉ chuẩn bị 5kg bột nếp bán trong ngày thì hôm nay số lượng bột phải tăng gấp vài chục lần mới phục vụ được lượng lớn thực khách mua về cúng giỗ trong ngày Tết hàn thực.

Từ 6 giờ sáng, quán chè Mười Sáu của đôi vợ chồng già ông Thanh và bà Trân đã nườm nượp khách. Đoàn người xếp hàng dễ đến vài chục mét mua bánh. Lúc hết bánh, mọi người sẵn sàng đợi cả giờ đồng hồ để mua được bánh mang về. Đến 12 giờ trưa nay, vẫn còn nhiều người xếp hàng chờ mua bánh.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

12 giờ trưa tại quán chè Mười Sáu vẫn nườm nượp khách - Ảnh: Tân Hoa
Sở dĩ quán được nhiều người yêu mến, bỏ cả thời gian quý báu và không ngại nắng nôi là bởi món bánh trôi, bánh chay ở đây vẫn giữ được hồn vía của Hà Nội xưa.

Ông Thanh (65 tuổi) cưới bà Trân, vốn là con gái của người phụ nữ bán quà bánh trong chợ Hôm. Trước đó, bà cụ còn rong ruổi khắp các con phố Hà Nội với gánh chè. Đến năm 1976, gia đình ông Thanh bắt đầu mở quán chè trên phố Ngô Thì Nhậm, lấy tên là quán chè Mười Sáu (tên số nhà).

Trải qua gần 40 năm, Hà Nội có bao nhiêu đổi thay. Những món chè miền Nam mang tính chất giải khát cũng nườm nượp được mở ra, rồi gần đây là chè khúc bạch, chè Thái Lan, trà sữa trân châu,… gây “sóng gió”, song ông Thanh, bà Trân vẫn một mực không thay món, đổi vị cho những món ăn vốn đã quen thuộc với người Hà thành.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Ông Thanh, chủ quán vẫn làm việc không ngơi nghỉ.
Một cốc chè đậu đen, hạt sen, cốm xào, chè kho, chè đậu xanh, bánh trôi, bánh chay hay xôi vò chỉ khiến người ăn cảm thấy đỡ thèm, đỡ khát, chứ không chán ngán. Ông bà thậm chí còn không bỏ dầu chuối vào chè, có chăng là mùi hoa bưởi thanh mát trong chén xôi vò.

Khi được hỏi về sự “cố chấp” của mình, ông Thanh nói rằng chỉ có thời gian mới là vị giám khảo công bằng nhất. Quả đúng như vậy. Vắt qua hai thế kỷ, những cửa hàng mang tính thương mại cứ đến rồi đi. Còn Chè Mười Sáu vẫn khiêm nhường, bình dị giữa ngã tư Lê Văn Hưu – Ngô Thì Nhậm, thách thức cùng thời gian.

Bạn Thuý, một khách quen của quán chia sẻ: “Chè quá ngon, không bị ngọt quá. Mình thích nhất là bát, đĩa đều xinh xắn, vừa ăn chứ không bị ngấy. Đúng vị chè Hà Nội xưa, ăn vào có vị ấm nóng của gừng, không có bột đao hay bột sắn gì cả. Chỗ ngồi thì thoáng đãng, giá “hạt dẻ” vô cùng. Nghe nói quán chè đã qua ba thế hệ rồi, hi vọng sẽ có thế hệ kế tiếp, không thì phí lắm”.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Chè kho, một trong những món ăn ưa thích tại chè Mười Sáu.
Chủ quán cho biết, các món chè của quán được chế biến rất tỉ mỉ, cẩn thận, nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng. Mặc dù mang hơi hướng hoài cổ nhưng quán vẫn rất đông khách. Món tủ của quán là chè kho, được làm bằng đỗ xanh nhưng rất kén đỗ. Việc chuẩn bị lại tỉ mỉ từ khâu chọn đỗ hạt tiêu, nhỏ, lòng vàng; ngâm, đãi kĩ; đồ như đồ xôi; khi đồ chín phải giã nhuyễn, nắm thành từng nắm rồi dùng dao thái lát mỏng; sau đó đun với nước đường trắng. Chè kho khi bắc khỏi bếp phải có độ vàng đậm, rắc vừng rang lên trên.

Quán chè nhỏ xíu, chưa đến chục mét vuông nhưng người ăn, người mua mang về lúc nào cũng tấp nập. Ngày Tết hàn thực, gia đình ưu tiên làm bánh chay. Ông bà không thuê người làm vì muốn giữ cho riêng mình công thức gia truyền, không trộn lẫn với các hàng quán khác.

Ông Thanh, bà Trân có hai con, một trai, một gái. Ngoài thời gian đi làm ở công sở, hai cô cậu vẫn phụ giúp bố mẹ, người nặn bánh rất cừ, người múc chè thoăn thoắt. Tuy nhiên, để con cái nối nghiệp gia đình, ông bà cho rằng, họ cũng phải có duyên nghiệp với nghề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét