Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Quỹ đầu tư đổ vốn vào doanh nghiệp ô tô

Chưa bao giờ ngành ô tô lại sôi động như hiện nay khi hàng loạt các quỹ đầu tư đổ vốn vào các doanh nghiệp ngành ô tô của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội bứt phá cho các doanh nghiệp trong nước nhằm giảm giá thành ô tô phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng…
Đi trước đón đầu
 
Theo tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh,  quỹ đầu tư Ton Poh Thai Lan Fund đã mua vào 5,9 triệu cổ phiếu của Công ty Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy tương đương 5,32% vốn điều lệ công ty. Với giá một cổ phiếu ở mức 22.000, ước tính nhà đầu tư Thái Lan chi gần 130 tỷ đồng cho thương vụ này.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với giá xe ô tô rẻ 
 
Ton Poh Thai Lan Fund là quỹ đầu tư có trụ sở tại Bangkok, chuyên đầu tư vào các cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường Thái Lan cũng như các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực sông Mekong như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar. Ngoài Hoàng Huy, quỹ đầu tư Ton Poh Thai Lan Fund cũng nắm gần 6% cổ phần Công ty Xây dựng Cotec.
 
Đầu năm 2015, một nhà đầu tư khác đến từ Thái Lan là Chairatchakarn cũng mua thêm cổ phiếu của Công ty ôtô Trường Long để nâng tỷ lệ sở hữu lên 27,5%. Chairatchakarn là doanh nghiệp kinh doanh ôtô hàng đầu tại Thái Lan với các thương hiệu phân phối là Toyota, Hino.
 
Theo các nhà đầu tư, Việt Nam hiện là điểm đến hứa hẹn của các nhà sản xuất, phân phối ôtô bởi thị trường 90 triệu dân và nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Ông Vichai Jirathiyut - Chủ tịch Viện ôtô Thái Lan nhận định ngành công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 20 năm tới, với sản lượng dự báo 220.000 xe vào năm 2020 và tăng lên 1,5 triệu vào năm 2035, so với mức 120.000 của năm 2014.
 
Thị trường sẽ bứt phá nhờ vốn ngoại
 
Các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng sẽ còn nhảy vọt trong 2 - 3 năm tới, khi Việt Nam chính thức gia nhập các hiệp định thương mại giữa các nước trong khu vực và thế giới.
 
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều doanh nghiệp thận trọng trong việc đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm nay. Thực tế, khả năng thị trường tăng trưởng khoảng 40% trong năm qua nhưng con số hơn 150.000 xe/năm là quá nhỏ so với tiềm năng phát triển của ngành khi tầng lớp trung lưu đang ngày một nhiều lên.
 
Một chính sách quan trọng vừa có hiệu lực từ 1/1/2015 là Thông tư 165/2014/BTC của Bộ Tài chính ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.Thuế nhập khẩu các loại ôtô con, ôtô khách nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN sẽ giảm dần từ mức 50% năm 2015 xuống 40% vào năm 2016, 30% vào năm 2017 và 0% vào năm 2018.
 
Với chính sách thuế này sẽ tác động trực tiếp đầu tiên sẽ là sự xâm nhập của ôtô giá rẻ từ ASEAN mà cụ thể là Indonesia và Thái Lan. Với khoảng cách khá lớn về công nghệ và quy mô sản xuất, việc cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ mới có thể là rất khó khăn. Đây sẽ là sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp ôtô trong nước.
 
Hiện tại, dù thuế nhập khẩu hiện vẫn ở mức cao và giá xe chưa giảm nhiều so với trước, nhưng xe nhập khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng 3 con số. Điều đó cho thấy khả năng cạnh tranh rất tốt của các nhà sản xuất xe đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan - 3 thị trường nhập khẩu xe chính của Việt Nam. Điều này tạo cơ hội cho việc người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận với giá xe ô tô rẻ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét