Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Điện thoại Bphone và hiệu ứng cánh bướm

“Cũng có một cuốn sách cùng tên kể về cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn bão ở bên kia bán cầu và nếu hẳn vậy, nó phải tạo nên cơn cuồng phong trên mảnh đất nó sống”.
Hôm qua, hàng triệu người Việt Nam đổ dồn sự chú ý về sự kiện ra mắt chiếc điện thoại “bom tấn” made in Vietnam mang tên Bphone do BKAV sản xuất. Có cả sự chờ đợi, tán thưởng và hoài nghi khi chiếc điện thoại thông minh nói trên được anh Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc BKAV nói là chiếc điện thoại “tốt nhất thế giới” và “không thể tin nổi”.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Anh Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc BKAV tại lễ ra mắt chiếc Bphone đình đám.
Theo anh Quảng, Bphone là sản phẩm đầu tiên trên thế giới thiết kế phẳng về kiểu dáng. Trong khi những chiếc điện thoại khác thừa thãi nhiều chi tiết với những viền lớn bao quanh sản phẩm, làm mất đi sự tinh tế thì Bphone lại được thiết kế tối giản, đúng như một tấm kính nhưng vẫn rất cá tính, mềm mại. Đáng chú ý, trong khi các smartphone đời mới thường có camera lồi thì camera của Bphone không lồi, độ phân giải 13 mpx, chụp ảnh nét ngay cả trong điều kiện thiếu sáng và ảnh động. Không chỉ mạnh mẽ ở thiết kế, Bphone cũng được chính BKAV đánh giá mạnh mẽ về cấu hình.

Trải nghiệm Bphone ngay tại lễ ra mắt, nhiều ý kiến trái chiều đã xuất hiện trên các diễn đàn công nghệ nổi tiếng của Việt Nam. Có người cho rằng Bphone có nhiều ưu điểm, cả về thiết kế, phần cứng và phần mềm. Không ít người có điều kiện như cô Mạc Thu Hương ở Hà Nội không những cho biết sẽ mua Bphone để dùng và kêu gọi bạn bè trên trang cá nhân ủng hộ BKAV.

Hiệu ứng cánh bướm ở đâu?
Chia sẻ trên trang cá nhân, anh Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Alpha Books cho biết: “Tôi không chắc BKAV có thành công lần này hay lại một lần nữa thất bại. Có thể Quảng cũng chẳng thay đổi được suy nghĩ của hàng triệu người nhưng tôi rất mong các doanh nhân, bạn bè tôi và cả những doanh nhân sau chúng tôi thử đặt cho mình một mục tiêu mới và ý nghĩa mới cho việc kinh doanh của mình.
Trong cuốn sách Made In Japan, Akio Morita nói rằng khi ông và cộng sự lập ra hãng điện tử SONY năm 1946, cả người Nhật và người Mỹ đều cười họ, cho rằng những hàng hóa Nhật Bản có chất lượng thấp, làm sao bán được ở Mỹ và châu Âu. Trong suy nghĩ của người Mỹ và châu Âu lúc đó, “Made in Japan” đồng nghĩa với hàng hóa chất lượng thấp. Câu chuyện tiếp theo và thực tế hiện nay hẳn mọi người đã biết.
Một câu chuyện khác, trong lần gặp lãnh đạo Alpha Books, Kim Woo Choong, cựu Chủ tịch Daiwoo, cũng kể câu chuyện tương tự. Huyndai, Daiwoo và cả Samsung đã phát triển từ niềm tin của những người sáng lập bất chấp định kiến, ác cảm và nghi ngờ của đám đông. Có người thất bại, thất bại nặng nề, như Kim Woo Choong nhưng rồi những người khác vẫn tiếp tục đi.
Những câu chuyện trên cho thấy, những nỗ lực lớn một lúc nào đó có thể thay đổi suy nghĩ của nhiều người. Còn nhớ, năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ một bài nói chuyện có tựa đề: Liệu một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas
Trước đó, năm 1961, khi mô phỏng dự đoán về thời tiết trên máy tính, ông đã lỡ nhập số 0,506 thay vì 0,506127 như dự định và kết quả thu được là dự đoán thời tiết hoàn toàn khác với dự tính ban đầu. Theo đó, một cái đập cánh của con bướm nhỏ có thể gây ra những thay đổi lớn về thời tiết ở nơi cách con bướm hàng vạn dặm.
“Cũng có một cuốn sách cùng tên kể về cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn bão ở bên kia bán cầu và nếu hẳn vậy, nó phải tạo nên cơn cuồng phong trên mảnh đất nó sống”, anh Nguyễn Cảnh Bình cho hay.

Không chỉ “ủng hộ”

Tuy nhiên, đứng trước một sản phẩm có mức giá cạnh tranh (giá thấp nhất 9,99 triệu đồng/chiếc chưa bao gồm thuế), một bộ phận người tiêu dùng tỏ ra hoài nghi. Đó cũng là những động lực tốt để những người làm ra sản phẩm chưa thực sự hoàn hảo nỗ lực hơn nữa.

Từ Italy, nhà báo Anh Ngọc viết: “Tôi nghĩ, mua một sản phẩm chỉ để “ủng hộ” nhà sản xuất, tức là ta đang bị những yếu tố cảm xúc chi phối quy luật thị trường. Công bằng mà nói, nhà tiêu dùng thông thái phải quan tâm đến lợi ích của mình trước. Nếu họ không mua sản phẩm nội địa với mức giá thấp hơn mà mua thương hiệu nước ngoài với mức giá cao hơn, nhưng chất lượng chắc chắn hơn, thương hiệu tốt hơn và tin cậy được thì cũng đừng quy kết họ sính ngoại. Vì thế, đừng đổ lỗi cho người tiêu dùng sính ngoại và không yêu nước để che giấu đi sự yếu kém của mình”.

Suy cho cùng, chất lượng vẫn là dấu hỏi lớn khi mọi người quyết định mua sản phẩm. Dù chiến lược PR có rầm rộ, công phu đến mấy trên các phương tiện truyền thông và gây được chú ý cho người tiêu dùng nhưng chỉ có giá trị thật mới đem lại lợi nhuận và danh tiếng cho doanh nghiệp.

Không cần phải AQ khi những giá trị thật, giả luôn trở nên hỗn độn trong xã hội. Thời gian sẽ trả lời cho những nghi vấn của bạn. Hãy nói ít, làm nhiều, tập trung vào chất lượng, để một ngày nào đó người Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về những sản phẩm công nghệ nổi bật như các nước bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét