Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Thủ lĩnh trẻ tiêu biểu và tình yêu biển vô bờ

Ở Đà Nẵng và khu vực miền Trung, cái tên Lê Văn Sang hẳn không còn xa lạ với những ngư phủ. Đặc biệt, những ngày biển Đông dậy sóng khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng lãnh thổ Việt Nam, chiếc tàu vỏ thép mang tên Sang Fish 01 có tổng trị giá 11 tỷ đồng của anh hạ thủy thành công và thẳng tiến Hoàng Sa là niềm tự hào của những người dân đất Quảng.
Còn nhớ, sau khi hạ thủy thành công ở Cam Ranh, Khánh Hòa, anh em cánh nhà báo chúng tôi còn háo hức đi chụp ảnh chiếc tàu vỏ thép hiện đại đầu tiên ở Đà Nẵng chạy thành công trên sông Hàn, trước sự thích thú của nhiều ngư dân Đà Nẵng.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Thủ lĩnh trẻ Lê Văn Sang.
Chủ nhân chiếc tàu này, anh Lê Văn Sang, 31 tuổi, quản lý đội tàu cá đánh bắt ta bờ tại Đà Nẵng, mỗi tháng cung cấp ra thị trường 400-500 tấn hải sản vốn là ngư dân đầu tiên đầu tư đóng tàu hận cần nghề cá, giải quyết bài toán về vốn và nhân lực mà nhiều ngư dân địa phương vấp phải. Nhiều năm trở lại đây, anh thường xuyên xuất hiện trên báo chí với tư cách là chủ những chiếc tàu hậu cần lớn nhất Đà Nẵng, ngư dân trẻ tiêu biểu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xuất thân trong gia đình có truyền thống làm hậu cần nghề cá đã 30 năm nay, hiện gia đình anh Sang sở hữu nhiều tàu hậu cần nghề cá có công suất lớn, có thể chở 60 tấn cá, giải quyết công ăn việc làm cho 60 lao động với thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng.
Lần đầu theo cha - ông Lê Mến, ngư dân nhận danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013 ra biển, trong lòng anh đã dâng lên một tình yêu biển đến khó tả. Đó là lúc anh quyết tâm dành cả cuộc đời cho biển. Cũng may mắn như nhiều ngư dân khác, trong những chuyến đi biển triền miên, anh có một chiếc “neo” là người vợ đảm ở nhà quán xuyến việc gia đình để anh yên tâm vươn khơi.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
ĐNa 90444, con tàu thuộc hàng "khủng" nhất trong các đội tàu hậu cần miền Trung của anh Lê Văn Sang
Anh Sang kể, ngày anh hạ thủy con tàu hậu cần ĐNa 90444 1.200 CV năm 2012, người chài Đà Nẵng vô cùng kinh ngạc. Con tàu trị giá 3 tỷ đồng, thuộc hàng “khủng” nhất trong các đội tàu hậu cần miền Trung. Không dừng lại ở đó, anh luôn tìm cách hiện đại hóa công nghệ nghề cá. Khi Chính phủ cho thí điểm đóng tàu thép cho Quảng Ngãi, anh bàn với vợ đăng ký triển khai. Sau cả năm trời mày mò, nghiên cứu mẫu tàu sắt, giữa tháng 7 năm ngoái, tàu Sang Fish 01 hạ thủy, với nhiệm vụ kép là thu gom hậu cần và khai thác cá.
Để vận hành tốt tàu vỏ thép, anh Sang cho biết từ thuyền trưởng đến thuyền viên phải làm chủ công nghệ. Bản thân anh cũng luôn tự trau dồi, phổ biến kiến thức về hàng hải, radar, định vị, máy icom,... đến nhân viên.
Khi được hỏi về lý do chọn nghề dịch vụ hậu cần, trong khi phần đông ngư dân vươn khơi, anh Sang chia sẻ, ngư dân tập trung đánh bắt nhưng việc bảo quản còn khá thô sơ, chủ yếu ướp đá. Nếu cứ lênh đênh trên biển tầm 5-7 ngày, hải sản sẽ giảm chất lượng từ 50-70%, giá trị kinh tế một chuyến đi từ 10-20 ngày theo đó cũng giảm đáng kể. Anh làm nghề hậu cần để giải quyết bài toán đó, tức vận chuyển hải sản từ ngoài khơi vào bờ, đưa đến tay người tiêu dùng sớm nhất. Một công việc mà lợi cho các chủ tàu, người làm hậu cần mà người tiêu dùng lại được tiếp cận với những hải sản tươi ngon hơn.
Bên cạnh việc vận chuyển hải sản, người làm nghề hậu cần cũng cung ứng nước, nước đá và các nhu yếu phẩm cần thiết cho các tàu vươn khơi, tạo thành các nhóm mật thiết để cùng khai thác nguồn lợi biển, phát triển kinh tế.
Trước chủ trương của Nhà nước và thành phố Đà Nẵng về những ưu đãi cho ngư dân khi đóng mới tàu vỏ thép, anh Lê Văn Sang hi vọng việc làm này sẽ đóng góp hơn nữa làm hiện đại hóa nghề cá, giúp người lao động tiết kiệm chi phí, điều kiện sinh hoạt được nâng lên.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Sang Fish 01 giữa trùng khơi
Theo ông Lê Mến, Tổ trưởng Tổ hợp tác số 1 Đà Nẵng, số lượng tàu hậu cần vắng thiếu rất nhiều. Hiện lượng tàu hậu cần cũng chỉ đáp ứng việc thu gom vài trăm tấn mỗi tháng, trong khi nhu cầu lớn hơn rất nhiều. Khi tàu Sang Fish 01 của anh Sang đi vào hoạt động, góp phần tăng sản lượng thu gom lên trên 1.000 tấn song vẫn chưa thấm tháp vào đâu.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Thành phố Đà Nẵng cho biết, không chỉ riêng Đà Nẵng mà rất nhiều địa phương trên cả nước cũng chưa quan tâm đúng mức đến tàu hậu cần. Anh Sang kỳ vọng sẽ có thêm nhiều tàu hậu cần để không còn diễn ra cảnh được mùa, đầu nậu ép giá, gây khó khăn cho bà con ngư dân.
Quan trọng hơn, thêm nhiều những chiếc thuyền kiên cố, hiện đại như Sang Fish 01 và hơn thế nữa có thể giúp chống chọi trước sự hung hăng, đe dọa của tàu Trung Quốc, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét