Doanh nghiệp nhỏ và vừa( NVV) chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP, tạo phần lớn công ăn việc làm… Và tại nhiều vùng, miền khu vực này là những trụ cột của kinh tế địa phương.Tuy nhiên, trong những năm gần đây trước những biến động kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt từ những loại hình kinh tế khác, doanh nghiệp NVV đã gặp phải không ít khó khăn…Chính vì vậy cơ chế 1 cửa đang được các Bộ, ngành ráo riết thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp NVV
Luật hóa hỗ trợ doanh nghiệp NVV
Từ thực tế triển khai hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp NVV của các quốc gia chúng ta thấy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NVV phải được luật hóa tại các Đạo luật hoặc luật khung về doanh nghiệp NVV. Do vậy, Việt Nam rất cần xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp NVV đảm bảo 3 mục tiêu chính của Luật gồm: Đưa ra hệ thống các giải pháp toàn diện thông qua thiết lập nguyên tắc, chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp NVV phát triển sáng tạo và độc lập; Xác định rõ trách nhiệm của Chính phủ Trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp NVV; Góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp NVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước:
Hỗ trợ doanh nghiệp NVV đảm bảo công khai, minh bạch, theo nhu cầu của DN và phù hợp với điều kiện nguồn lực của quốc gia… Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia ngày càng cao vào công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV. Tùy vào điều kiện thực tế, công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV được chuyển giao từng bước từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân thực hiện, theo định hướng thị trường…
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp NVV được bình đẳng tiếp cận các chính sách và tham gia các chương trình hỗ trợ của Chính ph… Và điều qua trọng trọng nhất, các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp NVV không mâu thuẫn với các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của các ngành. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NVV góp phần bổ sung, hỗ trợ thực hiện các chính sách phát triển ngành.
Với do nguồn lực có hạn, nên các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, các ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế và hỗ trợ tích cực cho việc tăng thêm giá trị gia tăng, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo hiệu ứng kinh tế - xã hội lan tỏa để hỗ trợ doanh nghiệp NVV có tốc độ phát triển cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ở bậc cao hơn và sâu hơn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Ngoài ra các biện pháp hỗ trợ liên kết giữa các doanh nghiệp NVV và các doanh nghiệp lớn cũng được đề cập tới trong Dự thảo lần này, có ý nghĩa rất lớn trong việc thực chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta, mặt khác giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển vững mạnh, tạo thành các chuỗi liên kết trong sản xuất cung ứng hàng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao ra thị trường khu vực và quốc tế.
Trong đó,vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong việc hỗ trợ rất hiệu quả, thiết thực để phát triển các vườn ươm doanh nghiệp , vườn ươm khoa học công nghệ, giúp các doanh nghiệp NVV thực hiện đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển “thung lũng công nghệ Silicon” ở Việt Nam.
Tạo cơ chế 1 cửa hỗ trợ doanh nghiệp
Năm 2015 được coi là năm bản lề nên công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV hướng có trọng tâm trọng điểm hơn. Bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn thi hành các bộ luật quan trọng về đầu tư kinh doanh được ban hành trong năm 2014 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp … Công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV được Chính phủ, Bộ KH&ĐT cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như: hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, hình thành các liên kết ngành, phát triển theo chuỗi giá trị.
Trọng tâm nhất phải nói tới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NVV tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại chủ động tiếp cận doanh nghiệp NVV để tư vấn cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mở rộng loại hình cho vay dựa trên tín chấp và phương án kinh doanh.
Khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để mở rộng cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, cơ cấu lại các khoản vay vốn lãi suất cao trước đây. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Bộ Tài chính chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp NVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng phát triển và hệ thống Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại địa phương.
Một chính sách nữa, đó là việc hỗ trợ doanh nghiệp NVV đổi mới công nghệ. Trong năm 2015, Bộ Khoa học Công nghệ tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp NVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa doanh nghiệp NVV với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Khuyến khích doanh nghiệp NVV tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp NVV, khuyến khích phát triển doanh nghiệp NVV công nghiệp .
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành Đề án về cơ chế hợp tác nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực,đưa vào triển khai trong năm 2015. Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp NVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Đề án “Phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất sạch cho sản xuất kinh doanh. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện cơ chế “một cửa” hỗ trợ thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp NVV từ việc tiếp nhận hồ sơ đến việc giải quyết tập trung các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng. e.
Năm 2015, Bộ Công Thương rà soát công tác quản lý thị trường, kiên quyết xử lý vấn đề hàng nhái, hàng kém chất lượng, giá rẻ từ bên ngoài, phá vỡ tính lành mạnh của thị trường. Tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia và hỗ trợ công nghiệp địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Năm 2015, UBND các tỉnhcần bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo sát sao các cơ quan thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp, phát triển doanh nghiệp NVV đã đề ra tại Kế hoạch phát triển doanh nghiệp NVV giai đoạn 2011-2015 của tỉnh. UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động nắm bắt tình hình, nhu cầu của doanh nghiệp NVV trên địa bàn,tăng cường công tác đối thoại với doanh nghiệp NVV, từ đó tổng hợp tham mưu xây dựng nội dung các chương trình phù hợp với tình hình và đặc thù của doanh nghiệp NVV tại địa phương, thu hút sự tham gia chủ động của doanh nghiệp…
Từ thực tế triển khai hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp NVV của các quốc gia chúng ta thấy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NVV phải được luật hóa tại các Đạo luật hoặc luật khung về doanh nghiệp NVV. Do vậy, Việt Nam rất cần xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp NVV đảm bảo 3 mục tiêu chính của Luật gồm: Đưa ra hệ thống các giải pháp toàn diện thông qua thiết lập nguyên tắc, chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp NVV phát triển sáng tạo và độc lập; Xác định rõ trách nhiệm của Chính phủ Trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp NVV; Góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Cần có cơ chế một cửa hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về quan điểm và nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp NVV, Luật hỗ trợ doanh nghiệp NVV phải xác định: Hỗ trợ doanh nghiệp NVV phát triển là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia;Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp NVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước:
Hỗ trợ doanh nghiệp NVV đảm bảo công khai, minh bạch, theo nhu cầu của DN và phù hợp với điều kiện nguồn lực của quốc gia… Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia ngày càng cao vào công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV. Tùy vào điều kiện thực tế, công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV được chuyển giao từng bước từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân thực hiện, theo định hướng thị trường…
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp NVV được bình đẳng tiếp cận các chính sách và tham gia các chương trình hỗ trợ của Chính ph… Và điều qua trọng trọng nhất, các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp NVV không mâu thuẫn với các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của các ngành. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NVV góp phần bổ sung, hỗ trợ thực hiện các chính sách phát triển ngành.
Với do nguồn lực có hạn, nên các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, các ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế và hỗ trợ tích cực cho việc tăng thêm giá trị gia tăng, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo hiệu ứng kinh tế - xã hội lan tỏa để hỗ trợ doanh nghiệp NVV có tốc độ phát triển cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ở bậc cao hơn và sâu hơn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Ngoài ra các biện pháp hỗ trợ liên kết giữa các doanh nghiệp NVV và các doanh nghiệp lớn cũng được đề cập tới trong Dự thảo lần này, có ý nghĩa rất lớn trong việc thực chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta, mặt khác giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển vững mạnh, tạo thành các chuỗi liên kết trong sản xuất cung ứng hàng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao ra thị trường khu vực và quốc tế.
Trong đó,vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong việc hỗ trợ rất hiệu quả, thiết thực để phát triển các vườn ươm doanh nghiệp , vườn ươm khoa học công nghệ, giúp các doanh nghiệp NVV thực hiện đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển “thung lũng công nghệ Silicon” ở Việt Nam.
Tạo cơ chế 1 cửa hỗ trợ doanh nghiệp
Năm 2015 được coi là năm bản lề nên công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV hướng có trọng tâm trọng điểm hơn. Bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn thi hành các bộ luật quan trọng về đầu tư kinh doanh được ban hành trong năm 2014 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp … Công tác hỗ trợ doanh nghiệp NVV được Chính phủ, Bộ KH&ĐT cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như: hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, hình thành các liên kết ngành, phát triển theo chuỗi giá trị.
Trọng tâm nhất phải nói tới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NVV tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại chủ động tiếp cận doanh nghiệp NVV để tư vấn cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mở rộng loại hình cho vay dựa trên tín chấp và phương án kinh doanh.
Khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để mở rộng cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, cơ cấu lại các khoản vay vốn lãi suất cao trước đây. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Bộ Tài chính chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp NVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng phát triển và hệ thống Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại địa phương.
Một chính sách nữa, đó là việc hỗ trợ doanh nghiệp NVV đổi mới công nghệ. Trong năm 2015, Bộ Khoa học Công nghệ tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp NVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa doanh nghiệp NVV với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Khuyến khích doanh nghiệp NVV tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp NVV, khuyến khích phát triển doanh nghiệp NVV công nghiệp .
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành Đề án về cơ chế hợp tác nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực,đưa vào triển khai trong năm 2015. Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp NVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Đề án “Phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất sạch cho sản xuất kinh doanh. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện cơ chế “một cửa” hỗ trợ thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp NVV từ việc tiếp nhận hồ sơ đến việc giải quyết tập trung các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng. e.
Năm 2015, Bộ Công Thương rà soát công tác quản lý thị trường, kiên quyết xử lý vấn đề hàng nhái, hàng kém chất lượng, giá rẻ từ bên ngoài, phá vỡ tính lành mạnh của thị trường. Tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia và hỗ trợ công nghiệp địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Năm 2015, UBND các tỉnhcần bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo sát sao các cơ quan thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp, phát triển doanh nghiệp NVV đã đề ra tại Kế hoạch phát triển doanh nghiệp NVV giai đoạn 2011-2015 của tỉnh. UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động nắm bắt tình hình, nhu cầu của doanh nghiệp NVV trên địa bàn,tăng cường công tác đối thoại với doanh nghiệp NVV, từ đó tổng hợp tham mưu xây dựng nội dung các chương trình phù hợp với tình hình và đặc thù của doanh nghiệp NVV tại địa phương, thu hút sự tham gia chủ động của doanh nghiệp…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét