Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Doanh nghiệp đã tin vào môi trường kinh doanh

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân, TS Cao Sỹ Kiêm – Nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, chia sẻ nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và doanh nghiệp bắt đầu tin vào môi trường kinh doanh.
Thưa TS, ông có nhận định gì về nền kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm và đâu là cơ sở để doanh nghiệp tin tưởng vào môi trường kinh doanh?
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Ông Cao Sỹ Kiêm-Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm đã có sự chuyển biến, báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP Quý I năm 2015 ước đạt 6,03%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm gần đây (mức tăng cùng kỳ của năm 2014 là 5,06%, năm  2013 là 4,76%), trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 8,35%; lĩnh vực dịch vụ tăng 5,82%; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I tăng 9,1%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,6%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,2%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10%, nếu loại trừ yếu tố giá còn tăng 9,2%. Khách quốc tế đến Việt Nam quý I ước đạt trên 2 triệu lượt người.
Điều đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, cảm thấy “dễ chịu hơn” với môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó, nhà đầu tư cũng lạc quan hơn vào triển vọng kinh tế Việt Nam.
Để có niềm tin này, bắt đầu từ  thực hiện Nghị quyết 11 sửa đổi một số luật về kinh tế, đảm bảo quyền kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn, tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp bước đầu có kết quả.
Bên cạnh đó, quản lý kinh tế theo nguyên tắc thị trường đã tốt hơn, tác động lan tỏa đến doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp bớt khó khăn hơn, nông nghiệp phát triển toàn diện và đồng đều hơn; công nghiệp chế tạo khởi sắc; thị trường tiền tệ, giá cả ổn định hơn.
Một trong những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn, đó là việc đưa Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động. Vậy cho đến nay Quỹ đã hoạt động và được vận hành như thế nào, thưa ông?
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 58/2013/QÐ-TTg thay thế Quyết định 193 trước đây về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, các địa phương đẩy nhanh thành lập Quỹ tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể bảo đảm nguồn vốn vay hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh...
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần chuẩn bị tinh thần khi hội nhập
Quỹ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển, có dự án, phương án kinh doanh khả thi và doanh nghiệp nằm trong diện đối tượng ưu tiên, như doanh nghiệp: phụ trợ, chế biến nông sản, xuất khẩu...
Quỹ này cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất có ưu đãi so với thị trường, lãi suất sẽ được tính theo lãi suất trung bình của các ngân hàng thương mại lớn nhất.
Chính phủ hiện nay quan tâm nhất đến vấn đề tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào các dự án, chương trình. Vừa qua, Luật Ðấu thầu cũng có những ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tham gia đấu thầu công khai và sẵn sàng dành phần nhất định cho họ nếu bảo đảm được chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tiến độ cung cấp. Những giải pháp về chính sách, quy định như vậy, doanh nghiệp rất thuận lợi để có kinh phí, nguồn lực đầu tư.
Trong tháng 3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường năng lực đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thưa TS từ thực tế trên  khối doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn “đặt hàng” nhà nước những chính sách gì gắn tới thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp?
Theo tôi, Nhà nước cần khắc phục việc chậm triển khai hướng dẫn luật. Doanh nghiệp luôn trông chờ vào điều kiện thực hiện của các Nghị định, hướng dẫn nhưng đến nay việc này vẫn còn chậm trễ, gây trở ngại tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần tổng kết Nghị định 56 về hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đóng góp cho kinh tế đất nước và ổn định xã hội.
Ngoài ra, để đảm bảo tính cạnh tranh, nguyên tắc thị trường và bình đẳng kinh tế giữa các lĩnh vực, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp những phần doanh nghiệp không làm được, hỗ trợ đào tạo nguồn lực, phải có kế hoạch phát triển đồng bộ...
Và điều doanh nghiệp mong mỏi nhất, đó là cần công khai minh bạch thông tin trong giai đoạn hội nhập đã đến rất gần. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2015 là hội nhập sâu hơn và có kết quả hơn. Hiện nay, sự chuẩn bị của  khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa rất chậm và yếu trong khi giai đoạn hội nhập đã đến gần và sức ép cạnh tranh không thể tránh khỏi…
Xin cảm ơn ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét