Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Người đặt "viên gạch" đầu tiên cho dịch vụ ví điện tử ở Việt Nam

Dưới sự bảo trợ thông tin của Diễn đàn Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Dung Tấn Trung, tiến sỹ, tỷ phú gốc Việt đã chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp của ông trên chặng đường kinh doanh dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam... Nhân dịp này, chúng tôi trò chuyện với ông Dung Tấn Trung-Tổng Giám đốc Công ty MoBiVi Việt Nam.
Là doanh nhân thành công tại Mỹ, vì sao ông  lại trở về Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực thanh toán trực tuyến?
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Ông Dung Tấn Trung -Tổng Giám đốc MoBiVi Việt Nam đang chia sẻ với các bạn trẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp 
Trước hết phải khẳng định, tôi không phải là tỷ phú nhưng thương vụ thành công khi IPO ra công chúng lần đầu cua Công ty OnDislay do tôi làm giám đốc đã thu về trị giá 1,7 tỷ USD. Vụ IPO này trở thành một trong những vụ IPO thành công nhất nước Mỹ thời điểm đó. Riêng cá nhân tôi  thu 15% giá trị của thương vụ IPO đó (tương đương 255 triệu USD). Tuy nhiên thời điểm đó đã qua rất lâu nhờ thương vụ này mà tôi có tiền và muốn trở về Việt Nam khai phá thị trường còn sơ khai trong lĩnh vực thanh toán điện tử với các công cụ như ví điện tử và tín dụng vi mô.
Năm 2006, lần đầu về nước và tôi thấy không khí “nóng rực với mô hình khởi nghiệp ở thung lũng Silicon".  Là người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tôi nhìn thấy cơ hội từ việc xây dựng hệ thống thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam – thị trường này hầu như lúc đó còn bỏ ngỏ. Chính điều này đã khiến tôi quyết định thành lập công ty MoBiVi...
Với thị trường thanh toán điện tử của Việt Nam còn sơ khai thì MoBiVi có những điểm khác biệt gì so với doanh nghiệp thanh toán điện tử khác, thưa ông?
Sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tôi kỳ vọng đây là hành lang pháp lý để dịch vụ ví điện tử phát triển, sau nhiều năm phải làm thí điểm dịch vụ này...
Thị trường ví điện tử nói riêng và trung gian thanh toán nói chung rất nhiều tiềm năng vì đây là một trong các mao mạch thanh toán của nền kinh tế. Song, thị trường này phát triển được hay không là do tự bản thân mỗi doanh nghiệp tìm đúng được hướng đi...
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
MoBiVi là một trong 10 đơn vị được phép thí điểm cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán. Mô hình của MoBiVi là cung cấp công cụ thanh toán giống như PayPal dành cho người Việt.
Tại thị trường Mỹ, hình thức thanh toán thường là 3 loại: Thẻ tín dụng, Thẻ debit (ghi nợ, thanh toán trong hạn mức số tiền mình có trong thẻ) và Thẻ thuê bao. Điều  mà thị trường Việt Nam đang cần là hình thức thanh toán như thẻ tín dụng. Vấn đề là làm sao giải quyết được bài toán tín dụng, để thay vì người ta móc tiền trong túi bỏ vào ví điện tử thì đưa tiền họ dùng trước  và họ sẽ trả sau?
Vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản ở Mỹ lại trở nên nan giải khi ở Việt Nam, khi hạ tầng cho hệ thống thanh toán dạng này lại thiếu. Do vậy, không thể phát hành đại trà cho mọi người mà không biết được họ có khả năng chi trả hay không. Đó là khó nhất khi MoBiVi triển khai dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua.
Vậy những tiện ích mà mà ví điện tử của MoBiVi đem lại cho khách hàng là gì, thưa ông?
Khách hàng sử dụng ví điện tử của MoBiVi có thể mua thẻ game, thẻ điện thoại, đặt vé xe, vé máy bay và thanh toán hóa đơn. Công ty cung cấp giải pháp thanh toán, dịch vụ kiều hối và mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, MoBiVi cũng xây dựng hệ thống phân phối trực tuyến, tập trung các nhà cung cấp dịch vụ.
Hiện nay chúng tôi hướng ví điện tử tập trung hơn vào doanh nghiệp. Ngoài ra, MoBiVi còn liên kết với ngân hàng, cửa hàng gia dụng để cấp thẻ tín dụng cho nhóm người có thu nhập ổn định nhưng “chưa được ngân hàng chăm sóc”.
Theo ước tính đó là khoảng 10 triệu người làm công chức, nhân viên doanh nghiệp thu nhập 10 – 15 triệu đồng/tháng. Hạn mức tín dụng 20 – 50 % mức lương tháng. Chủ thẻ có thể mua hàng điện tử, gia dụng dưới 5 triệu đồng tại địa điểm đối tác của MoBiVi, đến cuối tháng họ sẽ bị cấn trừ tự động vào lương...
Còn quá sớm để nói về mô hình thành công của MoBiVi, điều ông tâm đắc nhất là gì khi là người đặt viên gạch đầu tiên cho thanh toán điện tử tại Việt Nam?
Thách thức với mô hình ví điện tử là triển khai nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, đảm bảo an toàn và giữ lòng trung thành của người tiêu  dùng. Ngoài ra, duy trì nguồn vốn đầu tư (vì các doanh nghiệp bán hàng nhận được tiền ngay sau ngày bán, bằng giá bán bình thường, MoBiVi chỉ nhận tiền cuối tháng).. Ngoài ra  cần thêm các đối tác liên minh, cũng như mở rộng mạng lưới nguồn hàng. Nhưng nếu mô hình đầu tiên của Việt Nam- MoBiVi thành công, tôi hy vọng sẽ tạo nên cuộc cách mạng tiêu dùng, ảnh hưởng lớn tới thị trường mua sắm trực tuyến ở Việt Nam.
Còn quá sớm để nói về thành công của mô hình tín dụng MoBiVi, hiện nay Công ty có khoảng 150 nhân viên và vẫn trong giai đoạn đầu tư với số tiền 12 triệu USD, trong đó có từ 2 công ty mạo hiểm nước ngoài. Thực sự nếu không từng thành công ở nước ngoài thì chúng tôi rất khó có khả năng kêu gọi được nguồn vốn đầu tư lớn như vậy. Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội để tạo khác biệt ở Việt Nam.
Nhìn lại khi khởi nghiệp, tôi thấy tự hào vì đóng góp viên gạch đầu tiên vào sự nghiệp phát triển thanh toán điện tử ở Việt Nam.
-Xin cảm ơn Ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét