Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Công ty IDMA: Công bố 3 chiến lược quan trọng giai đoạn 2015-2018

Ngày 26/5, tại KS Daewoo, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Macadamia Quốc tế (do IDT Group đầu tư) đã diễn ra “Lễ ký kết hợp tác chiến lược và công bố kế hoạch hành động (2015 – 2018)” hơn 400 nhà đầu tư và khách mời từ các cơ quan Bộ, ngành tới tham dự.
 Theo đó, trong 3 năm tới, IDMA sẽ đầu tư các nhà máy chế biến công suất lớn tại các vùng nguyên liệu để phục vụ công tác thu mua, chế biến và bảo quản sau thu hoạch….
Đầu tư các nhà máy có công suất lớn
Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Hoàng Phương, Tổng Giám đốc  Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Macadamia Quốc tế (IDMA), cho biết: Mắc ca là cây trồng đã được phổ biến trên thế giới và là loại cây đem lại giá trị dinh dưỡng có hiệu quả cao trên thế giới.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của mắc ca, IDMA đã dành nhiều năm trước để nghiên cứu về loại cây này, nắm lấy cơ hội nâng cao hiệu quả đầu tư. Là doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy rằng, nếu giải quyết tốt những khó khăn của ngành mắc ca hiện nay  sẽ góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển bền vững mắc ca tại Việt Nam.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Lễ ký kết hợp tác chiến lược và hành động 2015-2018 của IDMA
 Mục tiêu của IDMA là tạo ra những sản phẩm mắc ca đảm bảo chất lượng và xây dựng thương hiệu mắc ca có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được điều này, IDMA xác định, tập trung vào những yếu tố then chốt như: giống, trồng, thu hoạch, sơ chế, tinh chế, thị trường, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất cho người nông dân.
Về kế hoạch hành động từ nay đến năm 2018 của IDMA, ông Vũ Hoàng Phương cho biết: IDMA đưa ra chiến lược phát triển 3 lĩnh vực quan trọng: Tạo dựng thương hiệu đầu tư hàng đầu trong ngành mắc ca; Đẩy mạnh phát triển thị trường mắc ca tại Việt Nam và quốc tế; Nghiên cứu và thiết lập các vùng nguyên liệu lớn ở Việt Nam và trên thế giới.
Tại buổi lễ cũng đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa IDMA và các đối tác như: Trường Đại học Tây Bắc; Công ty Luật The Light; Trung tâm giáo dục lao động tỉnh Sơn La; công ty CP Quản lý Quỹ Bông Sen; Công ty CP Maccadamia tỉnh Điện Biên; công ty sản xuất bánh kẹo TPK Melaida Liên Bang Nga
Nhu cầu về mắc ca rất lớn
Theo TS. Nguyễn Trí Ngọc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây cho biết, trồng cây mắc ca là siêu lợi nhuận. Ông Ngọc dẫn chứng, trồng 1 ha cà phê đầu tư lên tới 30-40 triệu đồng nhưng thu hoạch chỉ được 60 triệu đồng, tương tự thu nhập từ chè là 90 triệu đồng/ha. Riêng trồng mắc ca, cùng một mức vốn bỏ ra, doanh thu có thể lên tới 140-160 triệu đồng. Đây là cây trồng có hiệu quả cao.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Hơn 400 nhà đầu tư tới dự Lễ ký kết và hành động của IDMA 2015-2018
Với giá cả hiện tại, hạt mắc ca chế biến giá bán lên tới 15-18 USD/kg, nếu sản xuất thức ăn như bánh kẹo, đồ hộp...giá trị có thể gấp 3 lần nhân, trong sản xuất mỹ phẩm thì giá trị tăng lên 20 lần, tương đương 280 USD/kg.
Đến năm 2020, thị trường toàn thế giới cần khoảng 220.000 tấn nhân mắc ca, hiện nay mới chỉ đáp ứng 25-30% lượng cầu trên thế giới. Nhu cầu đối với loại hạt này rất lớn. Thị trường toàn thế giới đến năm 2020 cần khoảng 220.000 tấn nhân (tương đương 650 tấn hạt), so với nhu cầu thì nguồn cung đến năm 2020 mới chỉ đáp ứng được khoảng 25-30% lượng cầu. Đây là cơ hội tốt cho bà con nông dân và các doanh nghiệp biết chớp thời cơ và biến những thách thức thành lợi thế”.
Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào thế giới với hàng loạt các FTA được ký kết, sắp tới là TPP và AEC. Triển vọng về thị trường tiêu thụ rất tốt đế phát triển mắc ca - TS Ngọc nhận định.
T.S Nguyễn Văn Định, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông lâm nghiệp Thành Tây cho biết: Để phát triển cây mắc ca bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì bên cạnh việc phát triển trồng phải kết hợp giải quyết một số vấn đề còn tồn tại như:quy hoạch vùng trồng; giống đảm bảo chất lượng tốt; kỹ thuật canh tác; thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch; chế biến sâu...Trong đó, việc xác định và quy hoạch chi tiết từng tiểu vùng thích nghi nhất cho cây mắc ca là yếu tố quyết định cho sự thành bại của việc phát triển ngành mắc ca trong tương lai.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cây mắc ca được trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 1994 và các khảo nghiệm giống cây mắc ca đã được triển khai tại 16 tỉnh thành; đến nay đã xây dựng được 20 mô hình khảo nghiệm giống, với tổng diện tích là 35 ha, trong đó, có 30 ha đã ra hoa đậu quả.
Hiện nay, diện tích mắc ca trồng thử và dự án khuyến lâm theo chương trình của Bộ NN&PTNT ở Tây Bắc và Tây Nguyên là khoảng 520 ha. Ngoài ra, diện tích do các tổ chức, cá nhân tại các địa phương khác trồng khoảng 1.920 ha (trong đó ở Tây Bắc gần 280 ha, Tây Nguyên khoảng 1.640 ha). Như vậy, tổng diện tích cây mắc ca cả nước đến nay khoảng 2.440 ha.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét