Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Chuyên gia Mỹ khảo sát cây mắc ca tại Tây Nguyên

Để triển khai đề án phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên, một nhóm chuyên gia từ Mỹ đến Việt Nam khảo sát thực tế và bàn hướng hợp tác với Công ty Cổ phần Him Lam
Có nhiều lợi thế trồng mắc ca
Chuyến khảo sát của nhóm chuyên gia cho thấy những khác biệt lớn so với cách làm mắcca tại Mỹ hiện nay (chủ yếu tại quần đảo Hawaii).Ông Dick Kim, Giám đốc Công ty AgrindMar Global LLC, một thương gia trong lĩnh vực nông sản, cũng là đầu mối kinh doanh các sản phẩm mắcca tại Mỹ, chia sẻ vì sao loại cây này tiềm năng vậy mà vùng nguyên liệu phát triển trên thế giới không mở rộng nhanh diện tích?

Nhìn vào những khu vườn của 1 số hộ nông dân trồng mắc ca, ông Dick Kim, cho biết  kiểu canh tác như thế này chỉ có ở  Việt Nam. Bởi  các khu vườn điển hình tại Hawaii hay Úc nông dân đều cơ giới hóa trong chăm sóc và thu hoạch, thay vì xen canh dày kín.Chính mật độ phải đảm bảo yêu cầu cơ giới hóa khiến diện tích đất thực để phát triển mắcca không thể lớn như tại Việt Nam. Đây cũng là điểm mẫu chốt về chi phí sử dụng đất trong đầu tư.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Chuyên gia Mỹ  đang trao đổi với nông dân về trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên
So sánh chi phí nhân công, tại Hawaii, chi phí nhân công bình quân tới 15 - 16 USD/giờ/người, trong khi chừng đó đủ để trả cho 2 - 3 ngày tại Việt Nam. Lợi thế về nhân công  ở đây là rất lớn. Hơn nữa, Việt Nam có lực lượng lao động mùa vụ dồi dào, trong khi tại các quốc gia khác lại là trở ngại rất lớn.
Theo tính toán đầu tư, về chi phí đất đai và nhân công, cũng do thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận dài (thường phải sau 6 - 7 năm), nên các doanh nghiệp Mỹ và Úc (hai thị trường lớn của mắc-ca) khó mở rộng được diện tích. Thay vào đó là hai xu hướng mà ông Kim nhìn nhận: nhập khẩu nguyên liệu về chế biến, hai là trực tiếp đầu tư tại những quốc gia có giá thành nguyên liệu thấp hơn sản xuất trong nước.Cả hai xu hướng trên đều được xem là cơ hội cho Việt Nam. Hiện một số doanh nghiệp Mỹ đã trực tiếp đầu tư vào Nam Phi để tự chủ động vùng nguyên liệu.
Thiết lập các hệ thống trang trại
Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng để phát triển mắcca, người nông dân nhanh nhạy và đặc biệt là chi phí nhân công rất thấp so với hầu hết các nước đã phát triển loại cây này. Nhưng, nếu cứ tự phát mà thiếu chuẩn hóa, hỗn độn về giống thì rất dễ gặp rủi ro về sau...

Mô hình trồng cây mắc caphù hợp với Việt Nam là thiết lập các trang trại, gắn kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp. Theo đó, cần có các doanh nghiệp vào cuộc để làm sao đào tạo tay nghề cho các hộ dân, để chọn lọc và đảm bảo tiêu chuẩn giống ngay từ đầu, gắn kết trách nhiệm trong chế biến và bao tiêu sản phẩm.
Đó cũng là mô hình mà Công ty Him Lam đang triển khai. Và trong chuyến khảo sát trên, tại Lâm Đồng, một số doanh nghiệp và nông trường cũng đã trực tiếp mời nhóm chuyên gia tới thực địa, trong kế hoạch hợp tác cùng Him Lam triển khai đề án.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Ông Lê Văn Liền, Giám đốc dự án phát triển mắcca Lâm Đồng, cho biết,  hiện Him Lam là tranh thủ và liên kết nguồn lực từ các doanh nghiệp để triển khai đề án hiệu quả.Cùng với với vấn đề giống và kỹ thuật, tổ chức thị trường là yêu cầu quan trọng. Như với đoàn chuyên gia của Mỹ, ngoài tư vấn chuyên môn kỹ thuật, họ là những người am hiểu thị trường, đang trực tiếp kinh doanh và có các đầu mối kết nối giao thương cần thiết...
Được biết, từ tháng 10/2013, LienVietPostBank và Cty Cổ Phần  Him Lam dự kiến dành 10.000 tỷ đồng để cho vay hộ nông dân vùng Tây Nguyên thay đổi giống cây trồng.
Trong quá trình thực hiện  LienVietPostBank đã xây dựng mô hình Phú Tam Nông, trong đó Ngân hàng đóng vai trò đầu mối kết nối giữa các nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà báo, nhà ngân hàng và nhà bảo hiểm) để tập trung giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh theo hướng lồng ghép cùng mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Đồng thời, LienVietPostBank cũng dự kiến xúc tiến trực tiếp đầu tư 5.000 ha mắc ca thông qua Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt nhằm thí điểm mô hình trông cây mắc ca cánh đồng mẫu lớn theo quy trình khép kín: sản xuất – chế biến – tiêu thụ...
Để tạo điều kiện phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên nhằm giúp bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên thay thế dần cây cà phê hiệu quả càng ngày càng thấp vì cây già cỗi, sản lượng thấp và nguồn nước tưới cà phê ngày càng cạn kiệt, cần có chính sách ưu đãi về thuế và có chính sách quy hoạch vùng bài bản, hiệu quả.
Do vậy, Nhà nước có giải pháp chỉ đạo các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học vào cuộc đưa ra những kết luận xác đáng, đồng thời phải có sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại khác đồng hành với LienVietPostBank và nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho nông dân bằng xây dựng gói cho vay đặc thù, lãi suất thấp phục vụ việc thay đổi cây trồng tại địa bàn Tây Nguyên .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét