Ngày 19/3/2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp chung tay trong cải cách thể chế".
Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực cải cách thể chế.
Tại Hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, nhằm cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thông qua Nghị quyết trên, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp đã được Chính phủ đánh giá cao. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thông qua hội thảo lần này, VCCI mong muốn thiết lập một cơ chế hợp tác công-tư nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong cải cách thể chế.
Còn ông Jonathan Stiver, Phó Tổng Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á USAID khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách thể chế tại Việt Nam. Theo ông Jonathan Stiver, những cải cách này là vô cùng then chốt để đạt được sự tăng trưởng toàn diện và mạnh mẽ cho Việt Nam.
Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp chia sẻ: Thực sự là doanh nghiệp rất muốn có được sự cải thiện môi trường kinh doanh trên thực tiễn. Bởi chúng ta không phải chỉ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn đang cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới. Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn thế giới, doanh nghiệp khó hội nhập được.
Hiện Việt Nam đã đưa ra nhiều chỉ tiêu cải thiện môi trường cạnh tranh cụ thể từ năm 2014, dựa trên bộ tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và chấm dứt những Nghị định chung chung.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường góp ý với Chính phủ để cải cách thể chế kinh tế, bởi Nghị quyết 19 đã thể hiện rất rõ tinh thần cầu thị, muốn lắng nghe của Chính phủ, khi đặt điểm tựa vào sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Có người nói thể chế nào, doanh nghiệp đó.
"Tôi thì nghĩ doanh nghiệp không thể thụ động như vậy. Đây là lúc doanh nhân phải thực sự góp phần xây dựng thể chế tốt nhất cho mình và cho đất nước. Chính phủ đã giao VCCI ba tháng một lần báo cáo Chính phủ, hàng tháng báo cáo Thủ tướng về kiến nghị của doanh nghiệp. Tức là đã có đầy đủ công cụ rồi, quan trọng là chúng ta làm thế nào".
Ông Vũ Tiến Lộc đề nghị, việc góp ý của doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở việc “kêu ca” về thủ tục hay chính sách, mà còn phải “hiến kế” với Chính phủ về những thông lệ tốt ở các địa phương hoặc trên thế giới.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT) cho hay: “Tôi khẳng định Chính phủ và doanh nghiệp đồng hành, chung tay cải cách, vì Chính phủ cần, doanh nghiệp cần. Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Việt Nam cũng lạc quan rằng trong bối cảnh cả Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp đã rất sẵn sàng, “chúng ta có quyền tin môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ ngày càng được cải thiện.
Tại Hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, nhằm cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thông qua Nghị quyết trên, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp đã được Chính phủ đánh giá cao. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thông qua hội thảo lần này, VCCI mong muốn thiết lập một cơ chế hợp tác công-tư nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong cải cách thể chế.
Còn ông Jonathan Stiver, Phó Tổng Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á USAID khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách thể chế tại Việt Nam. Theo ông Jonathan Stiver, những cải cách này là vô cùng then chốt để đạt được sự tăng trưởng toàn diện và mạnh mẽ cho Việt Nam.
Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp chia sẻ: Thực sự là doanh nghiệp rất muốn có được sự cải thiện môi trường kinh doanh trên thực tiễn. Bởi chúng ta không phải chỉ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn đang cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới. Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn thế giới, doanh nghiệp khó hội nhập được.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường góp ý với Chính phủ để cải cách thể chế kinh tế, bởi Nghị quyết 19 đã thể hiện rất rõ tinh thần cầu thị, muốn lắng nghe của Chính phủ, khi đặt điểm tựa vào sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Có người nói thể chế nào, doanh nghiệp đó.
"Tôi thì nghĩ doanh nghiệp không thể thụ động như vậy. Đây là lúc doanh nhân phải thực sự góp phần xây dựng thể chế tốt nhất cho mình và cho đất nước. Chính phủ đã giao VCCI ba tháng một lần báo cáo Chính phủ, hàng tháng báo cáo Thủ tướng về kiến nghị của doanh nghiệp. Tức là đã có đầy đủ công cụ rồi, quan trọng là chúng ta làm thế nào".
Ông Vũ Tiến Lộc đề nghị, việc góp ý của doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở việc “kêu ca” về thủ tục hay chính sách, mà còn phải “hiến kế” với Chính phủ về những thông lệ tốt ở các địa phương hoặc trên thế giới.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT) cho hay: “Tôi khẳng định Chính phủ và doanh nghiệp đồng hành, chung tay cải cách, vì Chính phủ cần, doanh nghiệp cần. Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Việt Nam cũng lạc quan rằng trong bối cảnh cả Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp đã rất sẵn sàng, “chúng ta có quyền tin môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ ngày càng được cải thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét