Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Khi Start-up công nghệ gọi vốn

Theo lãnh đạo các dự án khởi nghiệp (start-up)trong lĩnh vực công nghệ, tiền không phải yếu tố quan trọng nhất để khởi nghiệp thành công mà còn rất nhiều yếu tố khác?Vậy đó là những yếu tố gì?
Kiên trì theo đuổi đam mê
 
Lê Văn Thanh - một trong 3 nhân vật sáng lập Cốc Cốc nhận định, là một start-up, Cốc Cốc đã có bước đi dài, một phần nhờ sự hỗ trợ của nhà đầu tư đến từ Nga. Anh Thanh chia sẻ: "Khi đó không ai nghĩ chúng tôi sẽ thành công với việc phát triển một máy tìm kiếm tại Việt Nam nhưng cho đến  thời điểm này, đây là công cụ tìm kiếm và trình duyệt web được thiết kế dành riêng cho người Việt"...
 
Cho đến nay, sản phẩm này đã có 90.000 lượt tải và trên 4 triệu người dùng. Doanh nghiệp này hiện có hơn 300 nhân viên và xếp thứ 2 trong danh sách những trình duyệt web được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam chỉ sau Google Chrome.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
Khi nhận được những khoản tiền đầu tư đầu tiên, Cốc Cốc đã tập trung phát triển một số mảng cốt lõi. Sau vài tháng, anh đã thành công trong việc thêm một số công cụ vốn rất cần trong văn bản tiếng Việt. Điều này gây ấn tượng với các nhà đầu tư, nhờ đó Cốc Cốc đã nhận được những khoản vốn hơn. 
 
May mắn được rót vốn ngay từ bước đi đầu tiên, nhưng anh Thanh, cho rằng tiền đầu tư với một start-up không hẳn là yếu tố quyết định sự thành công. Bởi khi nhận đầu tư càng sớm, tỷ lệ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp càng nhỏ. Do vậy, theo anh Thanh, với những người muốn lập nghiệp, ngoài việc kiên trì theo đuổi đam mê, không nên quá phụ thuộc vào nhà đầu tư….
Sendo.vn - sàn thương mại điện tử ra đời có cách khởi nghiệp hoàn toàn khác biệt. Bắt đầu hoạt động từ năm 2012, đến cuối 2014, Sendo.vn có 70.000 cửa hàng "ảo" đăng ký kinh doanh. Số lượng sản phẩm đang bán đã lên đến 2 triệu, mỗi tháng có 8 triệu lượt truy cập với 120.000 đơn hàng được giao dịch.
 
Dù được doanh nghiệp lớn giúp sức nhưng theo Tổng Giám đốc Trần Hải Linh cho biết anh cùng cộng sự cũng đã trải qua mọi cay đắng của start-up bao gồm cả việc không có tiền. Bởi tài nguyên luôn có hạn, chủ đầu tư luôn chặt chẽ trong việc rót vốn. Khi bắt tay vào làm không ít người khuyên không nên bởi trước đó khá nhiều mô hình tại Việt Nam đã thất bại.Tuy nhiên, theo giám đốc Trần Hải Linh, thành công bước đầu chứng minh hướng đi của anh là đúng. Kinh nghiệm từ những rủi ro đã trải qua, anh cho rằng với những người muốn lập nghiệp thành thậm chí cần mạo hiểm. 
 
Không trực tiếp khởi nghiệp nhưng lại đang là nhà đầu tư cho một số mô hình start-up rất thành công tại Việt Nam như: CleverAds, Tiki, Foody. 
 
Ông Dzung Nguyen - Trưởng đại diện của CyberAgent Ventures tại Việt Nam và Thái Lan Với Foody, cho biết quỹ đã đầu tư ngay từ khi mới chỉ là ý tưởng. Sau 3 năm xây dựng, hiện mỗi tháng có đến 8 triệu lượt truy cập trang web ẩm thực Foody. Đơn vị cũng đang lên kế hoạch mở rộng thị trường sang các quốc gia ASEAN. Tất cả quỹ đầu tư đều sẵn sàng góp tiền cho những dự án có tầm nhìn xa, và Foody là một ví dụ
Hay như thành công của Tiki,  chính sự nỗ lực của người sáng lập trang ngay từ khi khởi nghiệp như sẵn sàng gói hàng, giao hàng cho đến ngủ ở gara với mức lương chỉ 2 triệu đồng một tháng đã gây ấn tượng mạnh với nhà đầu tư.  
 
Khuyến khích các quỹ đầu tư công nghệ
 
Quỹ đầu tư mạo hiểm FPT Ventures cũng đã được công bố. Dự kiến, doanh nghiệp sẽ đầu tư 3 triệu USD mỗi năm cho quỹ này, tập trung hỗ trợ các start-up có định giá chưa tới 1 triệu USD ở các nhóm lĩnh vực: Internet, Mobile, giải pháp doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng các lĩnh vực khác gồm y tế, giáo dục, giao thông và SMAC.
Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam Nguyễn Quân, cho biết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ hầu hết đều là những dự án khởi nghiệp (start-up). Song, cơ chế chính sách chưa thực sự khuyến khích. Do vậy, thời gian qua, số lượng doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam phát triển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như chiến lược đề ra là có 5.000 doanh nghiệp công nghệ trong năm 2020.
 
Hiện các doanh nghiệp start-up không phải từ các đơn vị nghiên cứu, trường đại học mà phần lớn trưởng thành từ các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Hơn 10 năm qua, Việt Nam có những doanh nghiệp công nghệ thành công, song những đốm lửa nhỏ đó chưa tạo ra sức lan tỏa thực sự"…
 
Do vậy, Quỹ  các quỹ khởi nghiệp chính là  cơ hội để các cá nhân, đơn vị hoạt động trên lĩnh vực công nghệ trong nước có ý tưởng sẽ tìm thấy tìm thấy hướng đi thành công nhờ nắm bắt cơ hội hợp tác từ các quỹ đầu tư quốc tế.
 
Đánh giá về khát vọng khởi nghiệp của các bạn trẻ, theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, Việt Nam hiện không thiếu những người có ý tưởng và đam mê trong lĩnh vực này. Song điều quan trọng với những người bắt đầu khởi nghiệp không phải là tiền. Họ cần mạng lưới những người sáng tạo đã thành công cùng chia sẻ giúp họ giới thiệu các sản phẩm ra thị trường, điều này quan trọng hơn cả...
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét