Trong những năm gần đây, kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào Việt Nam nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Vậy Nhà nước cần có những chính sách gì để hút dòng tiền kiều hối vào các lĩnh vực đầu tư của Việt Nam?
Kiều hối đổ vào bất động sản
Hiện Việt Nam có khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài. Tính riêng năm 2014, tổng số kiều hối được chuyển về nước đạt 12 tỷ USD. Nếu như trước đây, dòng tiền kiều hối chủ yếu tập trung vào kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm thì nay theo thống kê của các cơ quan chức năng thì kiều hối tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đại diện một ngân hàng thương mại tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế thế giới khó khăn nên hoạt động làm ăn của kiều bào ở nước ngoài gặp khó, nên họ có xu hướng chuyển tiền về nước.
Do vậy, theo các chuyên gia năm 2014, lượng kiều hối tăng đã góp phần đáng kể vào thanh khoản bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu bình luận, số tiền kiều hối gửi về nước trong thời gian qua được ví như “bình ôxy” giúp hà hơi thổi ngạt cho thị trường bất động sản lúc này. Và đây cũng là minh chứng cho việc kiều bào đã nhìn thấy cơ hội đầu tư khi nhiều dự án bất động sản Việt Nam đã giảm về mức giá hấp dẫn.
Dù chưa có chính sách nhằm định hướng dòng tiền kiều hối, nhưng rõ ràng, với 20 tỷ USD, chiếm gần 2/10 GDP của Việt Nam, thì đây là một trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế, nhất là thị trường bất động sản lúc này, khi mà hầu hết các chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn và các dự án bất động sản Việt Nam đang trong tình cảnh khát vốn.
Để kiều hối là lực hút đầu tư
Trên thực tế, kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ kiều hối, Việt Nam có thêm nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài cũng như sức ép tỷ giá của đồng đôla Mỹ, góp phần cân đối trong cán cân thanh toán thương mại.
Mặt khác, kiều hối giúp tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua đầu tư, kinh doanh đồng thời góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, y tế, giáo dục... Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, lượng kiều hối đổ về Việt Nam sẽ còn gia tăng hơn nữa trong tương lai khi kinh tế thế giới dần phục hồi.
Về chính sách để thúc đẩy kiều hối, theo Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, trước hết cần phải tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào gắn lợi ích của họ với lợi ích của đất nước, đầu tư kinh doanh, hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, giao lưu văn hóa, du lịch, thăm thân để thu hút thêm kiều hối trong những năm tới.
Ngoài ra, việc cải thiện môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và minh bạch hóa nguồn thông tin kinh tế… là những vấn đề rất quan trọng đối với thu hút kiều hối.
Theo đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng mở rộng mạng lưới rộng khắp để thu nhận và chi trả kiều hối tại các nước có đông Việt kiều. Các ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa sản phẩm cho đối tượng khách hàng mục tiêu là Việt kiều và người lao động Việt Nam. Một số ngân hàng đã mở chi nhánh tại một số nước như ở CHLB Đức, CH Séc, Lào, Campuchia và Myanmar.
Cuối cùng, nhà nước cần có các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực dẫn dắt kiều hối đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và phát triển con người, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế.
Hiện nay có gần 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã góp phần quan trọng trong hoạt động chính trị đối ngoại, làm cầu nối giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bà con sinh sống.
Chính vì vậy, muốn hướng kiều bào đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay những hoạt động khác mang lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước thì Chính phủ cần có những chính sách tích cực để tạo niềm tin cho họ hay những người thụ hưởng nguồn tiền này. Mặt khác, Việt Nam cần phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thay đổi môi trường đầu tư theo hướng tích cực, đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản, thủ tục hành chính.
Hiện Việt Nam có khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài. Tính riêng năm 2014, tổng số kiều hối được chuyển về nước đạt 12 tỷ USD. Nếu như trước đây, dòng tiền kiều hối chủ yếu tập trung vào kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm thì nay theo thống kê của các cơ quan chức năng thì kiều hối tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đại diện một ngân hàng thương mại tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế thế giới khó khăn nên hoạt động làm ăn của kiều bào ở nước ngoài gặp khó, nên họ có xu hướng chuyển tiền về nước.
Bất động sản trong nước ngày càng hút dòng tiền đầu tư từ kiều hối
Chủ đầu tư của dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực Hà Nội cho biết, dù mở bán vào đúng dịp thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay, tuy nhiên họ vẫn có được một lượng khách hàng đáng kể từ nguồn kiều hối chuyển về nước vào cuối năm. Bởi bất động sản nghỉ dưỡng với thế mạnh là thích hợp để đầu tư lâu dài, có khả năng sinh lời là cho thuê khi chủ đầu tư chưa sử dụng rất thích hợp với nhu cầu của kiều bào Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.Do vậy, theo các chuyên gia năm 2014, lượng kiều hối tăng đã góp phần đáng kể vào thanh khoản bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu bình luận, số tiền kiều hối gửi về nước trong thời gian qua được ví như “bình ôxy” giúp hà hơi thổi ngạt cho thị trường bất động sản lúc này. Và đây cũng là minh chứng cho việc kiều bào đã nhìn thấy cơ hội đầu tư khi nhiều dự án bất động sản Việt Nam đã giảm về mức giá hấp dẫn.
Dù chưa có chính sách nhằm định hướng dòng tiền kiều hối, nhưng rõ ràng, với 20 tỷ USD, chiếm gần 2/10 GDP của Việt Nam, thì đây là một trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế, nhất là thị trường bất động sản lúc này, khi mà hầu hết các chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn và các dự án bất động sản Việt Nam đang trong tình cảnh khát vốn.
Để kiều hối là lực hút đầu tư
Trên thực tế, kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ kiều hối, Việt Nam có thêm nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài cũng như sức ép tỷ giá của đồng đôla Mỹ, góp phần cân đối trong cán cân thanh toán thương mại.
Mặt khác, kiều hối giúp tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua đầu tư, kinh doanh đồng thời góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, y tế, giáo dục... Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, lượng kiều hối đổ về Việt Nam sẽ còn gia tăng hơn nữa trong tương lai khi kinh tế thế giới dần phục hồi.
Về chính sách để thúc đẩy kiều hối, theo Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, trước hết cần phải tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào gắn lợi ích của họ với lợi ích của đất nước, đầu tư kinh doanh, hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, giao lưu văn hóa, du lịch, thăm thân để thu hút thêm kiều hối trong những năm tới.
Ngoài ra, việc cải thiện môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và minh bạch hóa nguồn thông tin kinh tế… là những vấn đề rất quan trọng đối với thu hút kiều hối.
Theo đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng mở rộng mạng lưới rộng khắp để thu nhận và chi trả kiều hối tại các nước có đông Việt kiều. Các ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa sản phẩm cho đối tượng khách hàng mục tiêu là Việt kiều và người lao động Việt Nam. Một số ngân hàng đã mở chi nhánh tại một số nước như ở CHLB Đức, CH Séc, Lào, Campuchia và Myanmar.
Cuối cùng, nhà nước cần có các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực dẫn dắt kiều hối đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và phát triển con người, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế.
Hiện nay có gần 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã góp phần quan trọng trong hoạt động chính trị đối ngoại, làm cầu nối giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bà con sinh sống.
Chính vì vậy, muốn hướng kiều bào đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay những hoạt động khác mang lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước thì Chính phủ cần có những chính sách tích cực để tạo niềm tin cho họ hay những người thụ hưởng nguồn tiền này. Mặt khác, Việt Nam cần phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thay đổi môi trường đầu tư theo hướng tích cực, đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản, thủ tục hành chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét