Tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam lo sợ thất bại trong kinh doanh chiếm 50,1%, trong khi ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực, con số này chỉ là 31,4%. Xuất phát từ những yếu tố này nhiều chương trình đề xuất hỗ trợ như thành lập quỹ khởi nghiệp quốc gia, quỹ rủi ro và quỹ phát triển doanh nghiệp...
Nhiều statup tập trung vào khởi nghiệp công nghệ
Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2014 vừa mới được công bố tại Hà Nội. Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát 2.000 người trưởng thành và 36 chuyên gia.
Tỷ lệ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam năm 2014 thấp, chỉ đạt 2%, giảm so với mức 4% của năm 2013 và thấp hơn nhiều so với mức bình quân 12,4% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực.
Để đánh giá nhận thức của xã hội về doanh nhân và công việc kinh doanh, nghiên cứu đã dựa vào 3 chỉ số: tỷ lệ người trưởng thành cho rằng kinh doanh là một lựa chọn nghề nghiệp tốt; tỷ lệ người đồng ý rằng những người kinh doanh thành công có vị trí xã hội cao; tỷ lệ người đã được nghe quảng bá về các câu chuyện kinh doanh thành công trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, công việc kinh doanh và doanh nhân ngày nay đã được cả thế giới thừa nhận và tôn trọng. Ở Việt Nam, có 67,2% người được hỏi có mong muốn lựa chọn nghề nghiệp là kinh doanh, tăng so với kết quả khảo sát năm 2013.
TS Lương Minh Huân, Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) đã trình bày Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam. Đây là báo cáo được dựa trên chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (GEM) được khởi đầu năm 1999, với sự tham gia của 10 nước phát triển.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo chỉ số khởi nghiệp 2014 là tâm lý lo sợ rủi ro của người khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn khá cao và điều này thể hiện sự lo sợ về rủi ro của nền kinh tế. Thực trạng hoạt động khởi sự kinh doanh của Việt Nam thấp hơn các nước rất nhiều và thấp hơn năm 2013. Về lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2014 tỷ trọng trong công nghiệp chế biến cao thứ nhất.
Các hoạt động kinh doanh mới đã tập trung vào công nghệ mới - đây là một chìa khóa để thành công. Tuy nhiên, về phân theo độ tuổi, báo cáo cho thấy, khả năng của người trẻ tuổi kém hơn người trung niên nên họ dễ thất bại hơn. “Chính vì vậy, chúng ta cần trang bị những kiến thức về đào tạo để có kinh nghiệm tốt hơn khi khởi nghiệp cho các bạn trẻ”, TS Lương Minh Huân nhấn mạnh.
Đề xuất thành lập quỹ khởi nghiệp quốc gia
Báo cáo chỉ số khởi nghiệp 2014 cũng cho thấy, tỷ lệ từ bỏ kinh doanh ở người Việt Nam thấp hơn các nước có nghĩa là khả năng bám trụ của doanh nghiệp Việt tốt hơn. Thống kê cho thấy, khoảng 100 người tham gia kinh doanh thì chỉ có 23 người bỏ việc.
Lý do bỏ là vì sức khỏe cá nhân, do gia đình, do vấn đề tài chính; một số là do vấn đề lợi nhuận; số khác do tìm thấy cơ hội kinh doanh và việc làm khác. Điều kiện kinh doanh của Việt Nam năm 2014 không có nhiều thay đổi so với năm 2013. Trong số 13 chỉ số thì có 3 chỉ số trên mức trung bình, 3 chỉ số thấp nhất là: chương trình hỗ trợ Chính phủ, giáo dục phổ thông, độ mở của thị trường nội địa.
Dựa trên những chỉ số đó, TS Lương Minh Huân và nhóm nghiên cứu đề ra một số khuyến nghị và đề xuất: Cần cải thiện các điều kiện kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp; thực hiện chương trình phổ cập kiến thức, kỹ năng khởi sự doanh nghiệp cho các cá nhân muốn khởi sự, nhất là thanh niên, kể cả đối với hộ kinh doanh cá thể.
Năm 2014, chúng ta đã có đánh giá chỉ số khởi nghiệp - đây là cách tiếp cận hiện đại. Và đây là những chỉ số cụ thể làm cơ sở để thiết kế và thực hiện chính sách khởi nghiệp quốc gia phù hợp.
Theo nhiều chuyên gia, để thực hiện khởi sự doanh nghiệp cần phải có chương trình cụ thể, hành động như thế nào để thúc đẩy cả xã hội cùng hành động. Do vậy, cần phải xây dựng và lập kế hoạch cụ thể để hành động. Trong đó, có loại quỹ cần phải có là quỹ khởi nghiệp quốc gia, quỹ rủi ro và quỹ phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xác lập tính bản quyền cho các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp là vô cùng quan trọng…
Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2014 vừa mới được công bố tại Hà Nội. Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát 2.000 người trưởng thành và 36 chuyên gia.
Tỷ lệ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam năm 2014 thấp, chỉ đạt 2%, giảm so với mức 4% của năm 2013 và thấp hơn nhiều so với mức bình quân 12,4% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực.
Để đánh giá nhận thức của xã hội về doanh nhân và công việc kinh doanh, nghiên cứu đã dựa vào 3 chỉ số: tỷ lệ người trưởng thành cho rằng kinh doanh là một lựa chọn nghề nghiệp tốt; tỷ lệ người đồng ý rằng những người kinh doanh thành công có vị trí xã hội cao; tỷ lệ người đã được nghe quảng bá về các câu chuyện kinh doanh thành công trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, công việc kinh doanh và doanh nhân ngày nay đã được cả thế giới thừa nhận và tôn trọng. Ở Việt Nam, có 67,2% người được hỏi có mong muốn lựa chọn nghề nghiệp là kinh doanh, tăng so với kết quả khảo sát năm 2013.
TS Lương Minh Huân, Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) đã trình bày Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam. Đây là báo cáo được dựa trên chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (GEM) được khởi đầu năm 1999, với sự tham gia của 10 nước phát triển.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo chỉ số khởi nghiệp 2014 là tâm lý lo sợ rủi ro của người khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn khá cao và điều này thể hiện sự lo sợ về rủi ro của nền kinh tế. Thực trạng hoạt động khởi sự kinh doanh của Việt Nam thấp hơn các nước rất nhiều và thấp hơn năm 2013. Về lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2014 tỷ trọng trong công nghiệp chế biến cao thứ nhất.
Các hoạt động kinh doanh mới đã tập trung vào công nghệ mới - đây là một chìa khóa để thành công. Tuy nhiên, về phân theo độ tuổi, báo cáo cho thấy, khả năng của người trẻ tuổi kém hơn người trung niên nên họ dễ thất bại hơn. “Chính vì vậy, chúng ta cần trang bị những kiến thức về đào tạo để có kinh nghiệm tốt hơn khi khởi nghiệp cho các bạn trẻ”, TS Lương Minh Huân nhấn mạnh.
Đề xuất thành lập quỹ khởi nghiệp quốc gia
Báo cáo chỉ số khởi nghiệp 2014 cũng cho thấy, tỷ lệ từ bỏ kinh doanh ở người Việt Nam thấp hơn các nước có nghĩa là khả năng bám trụ của doanh nghiệp Việt tốt hơn. Thống kê cho thấy, khoảng 100 người tham gia kinh doanh thì chỉ có 23 người bỏ việc.
Lý do bỏ là vì sức khỏe cá nhân, do gia đình, do vấn đề tài chính; một số là do vấn đề lợi nhuận; số khác do tìm thấy cơ hội kinh doanh và việc làm khác. Điều kiện kinh doanh của Việt Nam năm 2014 không có nhiều thay đổi so với năm 2013. Trong số 13 chỉ số thì có 3 chỉ số trên mức trung bình, 3 chỉ số thấp nhất là: chương trình hỗ trợ Chính phủ, giáo dục phổ thông, độ mở của thị trường nội địa.
Dựa trên những chỉ số đó, TS Lương Minh Huân và nhóm nghiên cứu đề ra một số khuyến nghị và đề xuất: Cần cải thiện các điều kiện kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp; thực hiện chương trình phổ cập kiến thức, kỹ năng khởi sự doanh nghiệp cho các cá nhân muốn khởi sự, nhất là thanh niên, kể cả đối với hộ kinh doanh cá thể.
Năm 2014, chúng ta đã có đánh giá chỉ số khởi nghiệp - đây là cách tiếp cận hiện đại. Và đây là những chỉ số cụ thể làm cơ sở để thiết kế và thực hiện chính sách khởi nghiệp quốc gia phù hợp.
Theo nhiều chuyên gia, để thực hiện khởi sự doanh nghiệp cần phải có chương trình cụ thể, hành động như thế nào để thúc đẩy cả xã hội cùng hành động. Do vậy, cần phải xây dựng và lập kế hoạch cụ thể để hành động. Trong đó, có loại quỹ cần phải có là quỹ khởi nghiệp quốc gia, quỹ rủi ro và quỹ phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xác lập tính bản quyền cho các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp là vô cùng quan trọng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét