Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Giúp starup khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

Theo ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (SME), việc khó tiếp cận vốn ngân hàng đã khiến nhiều SME, các startup mới khởi nghiệp mất đi các cơ hội kinh doanh tiềm năng. Vậy làm thế nào để giúp họ tiếp cận với nguồn vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh?
Thí điểm cho SME vay tín chấp
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), có tới 30% doanh nghiệp “không thể tiếp cận” với nguồn vốn của ngân hàng và 30% doanh nghiệp khác cho biết “khó tiếp cận”. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi cũng rất ít SME được vay vốn. Tuy vậy, ngày càng có thêm những kênh dẫn vốn mới cho khối doanh nghiệp này, đặc biệt là bằng hình thức tín chấp.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Rất nhiều doanh nghiệp đã gửi  kiến nghị liên quan đến vấn đề cho vay tín chấp lên Ngân hàng Nhà nước  với mong muốn giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng ở nước ta, cho vay tín chấp đã được triển khai nhưng chưa nhiều và chưa sâu rộng. Đến nay, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đã được thông thoáng hơn, nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng “ngân hàng thừa tiền, còn doanh nghiệp thiếu vốn”.
Trong bối cảnh hoạt động cho vay tín chấp còn hạn chế, VPBank đã chủ động đẩy mạnh hoạt động này. Theo ông Fung Kai Jin - Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối khách hàng SME VPBank cho biết: “VPBank luôn xác định SME là một phân khúc khách hàng quan trọng đối với sự tăng trưởng chiến lược dài hạn của ngân hàng. Trong năm 2015, VPBank sẽ tiếp tục đồng hành cùng các DN SME thông qua các chương trình trách nhiệm xã hội và đặc biệt là các gói giải pháp tài chính tòan diện cho doanh nghiệp.
VPBank bắt đầu thí điểm dòng sản phẩm cho vay tín chấp doanh nghiệp vào năm 2014 và chính thức triển khai vào đầu năm 2015. Cho tới thời điểm hiện nay, đây là dòng sản phẩm cho vay có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong danh mục sản phẩm cho vay doanh nghiệp của VPBank, tăng trưởng 120% so với cuối năm 2014.
Bổ sung nguồn vốn với lãi suất thấp cho SME
Rất nhiều đề xuất, tăng cường huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế để bổ sung nguồn vốn cho vay trung và dài hạn với lãi suất thấp đối với các SME thông qua các định chế tài chính tham gia dự án như Dự án tài chính doanh nghiệp nông thôn của ADB; Chương trình tài chính vi mô của Tây Ban Nha; Dự án tài chính nông thôn của WB; Dự án hỗ trợ SME do Chính phủ Nhật Bản tài trợ…
Theo các chuyên gia kinh tế,  mới đây chính sách tín dụng hỗ trợ Quỹ Phát triển dành cho SME, các startup mới khởi nghiệp có hiệu quả cao hơn so với các chính sách về ưu đãi thuế do nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các SME là rất lớn, trong khi việc tiếp cận vốn ở các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là rất khó khăn đối với loại hình doanh nghiệp này.
Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho SME, các startup  từ Quỹ Phát triển theo ông Cao Sỹ Kiêm đó là: Quy định các ngân hàng thương mại phải duy trì tỷ lệ cho vay bắt buộc tối thiểu đối với SME; Có cơ chế hỗ trợ khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng cung ứng tín dụng cho SME; Khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp đối với các SME; Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cung cấp tín dụng riêng cho các SME, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét