Thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ, thích tiện nghi, không thích lao động chân tay,… là những trở ngại khiến nhiều người khó tìm kiếm sự giàu có.
Gần 70% người trưởng thành muốn làm doanh nhân
Theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2014 (GEM Việt Nam 2014) do Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây cho thấy, có đến 67,2% người trưởng thành tại Việt Nam mong muốn trở thành doanh nhân, nhưng chỉ có 39,4% người nhận thức có cơ hội để khởi sự kinh doanh và 58,2% nhận thức là có năng lực kinh doanh; 50,1% người lo sợ thất bại trong kinh doanh.
Theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2014 (GEM Việt Nam 2014) do Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây cho thấy, có đến 67,2% người trưởng thành tại Việt Nam mong muốn trở thành doanh nhân, nhưng chỉ có 39,4% người nhận thức có cơ hội để khởi sự kinh doanh và 58,2% nhận thức là có năng lực kinh doanh; 50,1% người lo sợ thất bại trong kinh doanh.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, cứ 100 hoạt động kinh doanh mới được khởi sự thì 11 hoạt động kinh doanh khác phải chấm dứt. Trong khi ở các nước trên thế giới, lý do từ bỏ kinh doanh vì ‘không có lợi nhuận’ thường cao nhất, thì ở Việt Nam nguyên nhân này chỉ chiếm 12,9%, đứng vị trí thứ 5. Có 3 lý do chính được người Việt Nam nêu ra khi quyết định từ bỏ kinh doanh là : lý do cá nhân như sức khỏe, điều kiện gia đình... (28,6%), gặp vấn đề về tài chính (15,7%), và gặp sự cố (15,7%).
Kết quả trên đây khiến GEM Việt Nam 2014 phải đưa ra các khuyến nghị về chính sách giúp cải thiện điều kiện kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, tập trung vào các vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng lòng tin kinh doanh, đổi mới các chương trình đào tạo, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong kinh doanh,…
Thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ
Tất nhiên, những bài toán vĩ mô cần được các nhà hoạch định chính sách đưa ra bàn thảo kĩ càng. Còn những người muốn kinh doanh, làm giàu, chúng ta cần làm gì để tháo gỡ những nút thắt được gọi là “lý do cá nhân” như sức khoẻ, điều kiện gia đình, vấn đề tài chính và các sự cố khác để thắp sáng động lực của mình?
Kết quả trên đây khiến GEM Việt Nam 2014 phải đưa ra các khuyến nghị về chính sách giúp cải thiện điều kiện kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, tập trung vào các vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng lòng tin kinh doanh, đổi mới các chương trình đào tạo, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong kinh doanh,…
Thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ
Tất nhiên, những bài toán vĩ mô cần được các nhà hoạch định chính sách đưa ra bàn thảo kĩ càng. Còn những người muốn kinh doanh, làm giàu, chúng ta cần làm gì để tháo gỡ những nút thắt được gọi là “lý do cá nhân” như sức khoẻ, điều kiện gia đình, vấn đề tài chính và các sự cố khác để thắp sáng động lực của mình?
Chắc nhiều người còn nhớ chia sẻ thẳng thắn của một vị sếp người Nhật, ông Ito Junichi, CEO Công ty World Link Japan Inc trên báo Tuổi trẻ năm 2013. Ông Ito Junichi nhận xét người Việt luôn thích kiếm tiền nhưng không chăm chỉ. “Khi tôi mới đến Việt Nam 20 năm trước, tôi thấy người Việt Nam cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người Việt thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa”, ông Ito Junichi cho hay.
Xem thường lao động chân tay
Một điều nữa ông Ito Junichi nhận thấy ở người Việt là mọi người thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.
Xem thường lao động chân tay
Một điều nữa ông Ito Junichi nhận thấy ở người Việt là mọi người thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.
“Chính phủ Việt Nam nói muốn phát triển công nghiệp nhưng nếu người trẻ coi thường lao động chân tay thì đến bao giờ mới có nền công nghiệp phát triển được? Nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ Việt Nam không muốn làm việc đó.
Khi tôi còn trẻ, có rất nhiều người Nhật làm việc trong nhà máy. Và người Nhật rất tôn trọng họ vì họ là những người lao động chân tay, họ có kỹ năng thật sự. Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng.
Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng... để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường... Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ...”
Nhiều tiền chưa chắc đã là doanh nhân
Khi tôi còn trẻ, có rất nhiều người Nhật làm việc trong nhà máy. Và người Nhật rất tôn trọng họ vì họ là những người lao động chân tay, họ có kỹ năng thật sự. Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng.
Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng... để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường... Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ...”
Nhiều tiền chưa chắc đã là doanh nhân
Trò chuyện với báo Phụ nữ Today, ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE nêu quan điểm: “Nhiều tiền nhưng có phải là doanh nhân hay đại gia không? Nhiều tiền nhưng phải biết tiền đó kiếm được từ đâu ra, phải công khai minh bạch. Trong giới làm ăn của quốc gia nào cũng có 3 nhóm người: doanh nhân, trọc phú và con buôn. Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi.
Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ. Không thể lấy cái quy mô để đánh giá mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề.
Chẳng hạn, bà bán trái cây dạo cũng có thể là doanh nhân (nếu bán trái cây tử tế, không có thuốc trừ sâu, không phun hóa chất để bảo quản trái cây), cũng có thể là con buôn (nếu trái cây của bà ấy mua từ những nguồn độc hại, và được bảo quản bằng hóa chất…)
Doanh nhân là một từ cao quý và rất đẹp, nếu không có văn hóa và làm ăn có văn hóa thì không được gọi là doanh nhân. Trong giới làm ăn không phải ai cũng là doanh nhân. Phải có văn hóa mới là doanh nhân nếu không thì nó lại thành “trọc phú” hoặc là “con buôn” rồi. Cũng như những người có học hàm, học vị cũng chưa chắc là đã có giáo dục, nhiều người không có học hàm học vị gì cả nhưng lại rất có giáo dục.
Doanh nhân phải là những người kiếm tiền mà không làm hại đến ai, không lừa gạt ai và sản phẩm của họ có thể đem lại những giá trị cho người tiêu dùng. Nói ngắn gọn, doanh nhân là những người “kiếm” bằng cách “mang” và không “gây”.
Người khôn luôn biết làm gì
Cũng theo ông Giản Tư Trung thì không chỉ là doanh nhân trẻ và cả thế hệ doanh nhân hiện nay cũng thế. Những người khôn ngoan họ luôn biết phải làm gì. Những người làm doanh nhân là những người làm lãnh đạo. Và khi làm lãnh đạo thì họ sẽ phải chọn giữa một trong hai con đường: Một là: Hãy để xã hội nhào nặn họ, tạo ra họ, xã hội ra sao thì họ sẽ như vậy, xã hội xuống cấp họ cũng xuống cấp theo…
Hai là: Họ phải góp phần tạo ra xã hội, nhào nặn lên xã hội này và làm cho nó tốt đẹp lên. Có người có niềm tin vào khả năng vào trình độ của họ nhưng có người lại nói “một con én không thể làm nên mùa xuân”. Điều này cũng đúng, nhưng một con én có thể “không làm nên mùa xuân” nhưng lại có thể “báo hiệu mùa xuân đến”, tại sao mình lại không làm con én đó.
Điều này rõ ràng là khó, nhưng nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng” thì “gian khổ biết nhường phần ai”. Để xã hội tốt lên, mỗi người sẽ tự gánh vác cái phần trách nhiệm của mình, khi ai cũng làm vậy cả thì xã hội sẽ tốt lên. Và để ý thức được sâu sắc điều đó thì cần phải giáo dục ngay từ bé. Tất cả những xã hội văn minh và những con người văn minh (con người sang trọng) đều hiểu và làm như vậy cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét