Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Nhà đầu tư chờ đón cơ hội năm 2016

Theo các chuyên gia kinh tế, sau giai đoạn tăng trưởng chậm, Việt Nam đã và đang có nhiều cơ hội khi tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến. Vậy nhà đầu tư cần chuẩn bị những gì để nắm lấy những cơ hội mới?
Theo các chuyên gia, năm 2015 có thể xem là bản lề cho nền kinh tế Việt Nam, khi tốc độ tăng trưởng GDP cao 6,5-7% đang trở lại. Bên cạnh đó, việc Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới kết thúc đàm phán vào đầu tháng 10 được kỳ vọng sẽ mang đến những tác động cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Vậy cơ hội nào sẽ mở ra cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong năm 2016? Họ sẽ phải chuẩn bị ra sao để đón nhận những cơ hội và thách thức mới? 
 
Đón cơ hội từ Hiệp định TPP
 
Ông Trần Quốc Khánh, Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, cho biết TPP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay, bao trùm khu vực chiếm 40% GDP thế giới và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
Điều khác biệt quan trọng nhất so với các hiệp định thương mại tự do khác là TPP còn ghi nhận phạm vi điều chỉnh lớn nhất từ trước đến nay. TPP có thể giúp Việt Nam điều chỉnh luồng thương mại để tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Đông Á như Hàn Quốc, Trung Quốc hiện nay. Theo đó, các lĩnh vực như dệt may, giày dép, đồ gỗ, nông thủy hải sản sẽ có cơ hội phát triển xuất khẩu vào các thị trường lớn. Luồng vốn đầu tư của đầu tư nước ngoài cũng sẽ đổ vào Việt Nam…
Nhờ TPP, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn có hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với tập đoàn, doanh nghiệp lớn của thế giới..
 
 Tuy vậy, chúng ta vẫn còn rất nhiều thách thức,trước mắt là thời gian phê chuẩn của các quốc gia thành viên TPP có thể kéo dài 1-2 năm. Từ thời điểm đó, với lộ trình tham gia mà Việt Nam đã ký kết, có thể những hiệu ứng tích cực của TPP chỉ bắt đầu xuất hiện sau 2 năm kế tiếp.
Trong lúc này, bên cạnh cảm nhận lạc quan về TPP, các doanh nghiệp trong nước nên nỗ lực thay đổi để đón nhận những thách thức cạnh tranh mới, cũng như nắm lấy cơ hội khi tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường lớn như Mỹ, Nhật hay Canada.
 
Đương nhiên, bên cạnh các ngành được hưởng lợi, một số lĩnh vực của nông nghiệp nhìn chung sẽ gặp áp lực cạnh tranh rất lớn, do đặc thù của khu vực này khó lòng thay đổi một sớm một chiều. Trong đó, ngành chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn và thịt gà sẽ khó cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Nhưng TPP cho phép Việt Nam một lộ trình giảm thuế, nhờ đó sẽ có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh….
 
Việt Nam cũng sẽ mở cửa đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, trong đó quy định chính phủ các nước không được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Tuy nhiên, ông Khánh cho biết các thành viên TPP thỏa thuận với nhau sẽ vẫn dành cho các quốc gia bảo lưu những biện pháp phân biệt đối xử trong một số lĩnh vực nhất định. Hiện chi tiết về biện pháp này chưa thể công bố, nhưng ông cam kết mức độ mở cửa trong TPP sẽ tương đương với mức độ mở cửa hiện hành, sẽ không mang lại cú sốc lớn cho nền kinh tế.
 
Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư
 
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Chính phủ các quốc gia còn cam kết sẽ mở cửa thị trường mua sắm công, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, TPP có quy định các doanh nghiệp này phải vận hành theo cơ chế thị trường, minh bạch hóa hoạt động. Chính phủ các nước thành viên cũng không được trợ cấp quá mức cho doanh nghiệp nhà nước và gây ra những tác động bất lợi cho đối tác khác.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, tín dụng trực tiếp cho sản xuất chỉ chiếm 55% tổng lượng tín dụng mới của hệ thống ngân hàng trong 8 tháng đầu năm 2015. Việc cho vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng cũng bắt đầu giảm mạnh.
 
Có thể nói, hiệp định này hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Còn nhà đầu tư kỳ vọng dưới tác động của TPP, chứng khoán Việt Nam sẽ “cất cánh” nhờ thu hút dòng vốn đầu tư và gia tăng quy mô thị trường.
 
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, TPP sẽ không mang lại những tác động mạnh mẽ như lúc Việt Nam gia nhập WTO. Bởi dòng vốn sẽ có xu hướng đi ra hơn là đổ vào các nước đang phát triển. Ngay dòng vốn đi vào cũng đã có sự thận trọng, rút kinh nghiệm hơn. Chính sách điều hành tiền tệ hiện tại theo hướng trung hòa giữa dòng vốn trực tiếp, gián tiếp. Bản thân nhà đầu tư năm 2015 đều đã trưởng thành, khôn ngoan hơn sau những thăng trầm của thị trường giai đoạn 2007-2014. 
 
Đặc biệt, phía cơ quan quản lý cũng đã có thêm những công cụ, giải pháp để nâng cao khả năng điều hành, ngăn ngừa làm giá cổ phiếu, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, qua đó góp phần lành mạnh hóa thị trường chứng khoán.
 
Các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cần bình tĩnh đánh giá, xem xét cơ hội tăng trưởng có thực sự xuất hiện không, sẽ xuất hiện như thế nào, ở những ngành nào, trong các công ty nào? Nghĩa là hoạt động đầu tư vẫn là quay về cốt lõi…
 
Nhìn nhận về thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc Điều hành, Trưởng bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng, hơn một năm rưỡi qua, chứng khoán mãi loay hoay trong biên độ hẹp với chỉ số VN-Index dao động quanh mốc 510-650 điểm. Đó là vì khoảng cách giữa tăng trưởng nguồn tiền và tăng trưởng tín dụng đã bị thu hẹp. Vì thế, dòng tiền cho thị trường chứng khoán đã không còn dồi dào như giai đoạn trước đây. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những thời điểm bị bế tắc về thanh khoản và không sao vượt qua ngưỡng chỉ số 650 điểm.
 
Tuy nhiên, với độ mở của khung pháp lý mà cụ thể là Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014,  thị trường hứng khoán Việt Nam đã tiếp cận được với các chuẩn mực thông lệ quốc tế trong quản trị, điều hành công ty, công bố thông tin...
 
Những thay đổi như cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa ở công ty đại chúng, định nghĩa lại khái niệm nhà đầu tư nước ngoài hay thiết kế thêm sản phẩm phái sinh cho thị trường chứng khoán (dựa trên trái phiếu Chính phủ và chỉ số) đều nhằm mục đích khơi thông dòng vốn ngoại.
 
Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng đang tìm cách nâng hạn thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Thay đổi này sẽ có tác dụng gia tăng hạn ngạch về quy mô đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Và đây cũng là nhiều cơ hội cho nhà đầu tư khi năm 2016 cận kề.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét