Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

“Rộng cửa” cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phát triển công nghiệp hỗ trợ(CNHT) có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển...Để tiếp sức cho ngành công nghiệp này, Ngân hàng Nhà nước mới đưa Dự thảo nhằm hỗ trợ DNVVN ngành CNHT sẽ được tạo điều kiện vay tối đa 70% vốn đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong danh sách mà chính phủ ưu tiên phát triển…
Khó của ngành  DNVVN ngành CNHT
 Theo các chuyên gia CNHT có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia. Ở tầm vĩ mô, phát triển CNHT giúp giảm kim ngạch nhập khẩu đầu vào sản xuất, giúp hạn chế các căng thẳng về thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (nhất là cán cân thương mại) cũng như ngoại tệ đối với những nước nhập khẩu hàng hóa.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Trong những năm qua, việc năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng như DN ít được cải thiện, chính sách nội địa hóa không đạt kết quả như mong muốn, những bất ổn và việc chậm trễ trong quy hoạch, xây dựng và ban hành chính sách cho CNHT đã tạo nhiều bất cập và là sức ép lớn cho DNVVN thuộc khu vực này
Theo tính toán của Bộ Công Thương, ngành CNHT hiện lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Rất nhiều lĩnh vực công nghiệp đặt ra mục tiêu, kế hoạch nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cùng với đó là các chính sách ưu đãi được triển khai mạnh mẽ nhưng hầu như chưa có lĩnh vực nào đạt kết quả như mong muốn. Thực trạng này là do có quá ít DNVVN VN trong ngành CNHT, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì. Hiện tại, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty nước ngoài chủ yếu là các DN có vốn FDI.
Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các DN trong và ngoài nước còn khá lớn. Phần lớn các DNVVN trong nước có quy mô nhỏ và vừa nên khả năng đáp ứng về yêu cầu chất lượng kém. Trong khi đó, các DN nhà nước trong ngành CNHT vẫn duy trì phong cách làm ăn tự cung tự cấp; thiếu liên kết để tham gia thầu phụ công nghiệp.
Vì vậy, không tìm kiếm được những thông tin về khả năng giao thầu của DN lớn, nhất là DN nước ngoài và ngược lại, các DN nước ngoài cũng ít thông tin về DN VN. Cùng với đó, các cụm công nghiệp cũng được hình thành thiếu quy hoạch tổng thể, chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên chuỗi giá trị thông qua việc liên kết DN… Điển hình cho thực trạng này là ngành xe máy, ô tô.
Với ngành ô tô, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay VN có khoảng 70 DNVVN sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Số DN này thực sự còn quá mỏng, quy mô còn nhỏ và thậm chí năng lực còn rất yếu. Nếu ví ngành công nghiệp ôtô như một quả núi thì các DNVVN sản xuất, lắp ráp là phần ngọn, còn phần quan trọng nhất là chân núi chính là ngành CNHT thì quá ít ỏi chưa đáp ứng được yêu cầu của
Sẽ được hỗ trợ tài chính  tối đa
Theo các chuyên gia,mặc dù, nhận thức được vai trò quan trọng của CNHT đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, nhưng sự đầu tư các nguồn lực cho khu vực DNVVN thuộc ngành CNHT chưa tương xứng. Các chủ trương của Nhà nước chưa đầu tư đủ nguồn lực bao gồm ngân sách và nhân lực cho CNHT. Sự quan tâm và đầu tư phát triển DNVVN ngành CNHT chưa tương xứng .
Hiện nay, các chính sách và đầu tư cho  DNVVN thuộc ngành CNHT đang mang tính dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau. Có nhiều đầu mối cùng triển khai các hoạt động trợ giúp phát triển nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng rất khó khăn và chưa thực sự nhịp nhàng, ăn khớp. Với nguồn lực ngân sách nhà nước còn eo hẹp, phần đầu tư cho ngành CNHT rất hạn chế, dẫn tới các DNVVN rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước.
Trước thực tế này, khu vực DNVVN thuộc ngành CNHT sẽ được tạo điều kiện vay tối đa 70% vốn đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong danh sách mà Chính phủ ưu tiên phát triển. Đây là một trong những nội dung chính của dự thảo mới đây Thông tư của NHNN nhằm hướng dẫn chính sách tín dụng phát triển CNHT theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHT.
Theo ông Nguyễn Tiến Đông-Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN, nội dung Dự thảo, DNNVV thuộc ngành CNHT sẽ được tạo điều kiện vay tối đa 70% vốn đầu tư nếu đáp ứng được những điều kiện như: Dự án sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển được xác nhận ưu đãi theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP; Dự án sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển đã được tổ chức bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh vay vốn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, DN phải có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu 15% giá trị khoản vay, sau khi loại trừ giá trị tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản vay khác.Ngoài ra,  DN có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, sau khi trừ số vốn chủ sở hữu thu xếp cho các dự án khác.
Theo ông Hồ Sỹ Hùng-Cục trưởng Cục Phát triển DNVVN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vấn đề vay vốn để đầu tư phát triển luôn là nỗi lo của hầu hết các DNVVN hoạt động sản xuất trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm CNHT trong nước lâu nay vì theo phản ánh của DN họ rất khó tiếp cận được vốn của ngân hàng. Với dự thảo này, nhiều  DN hy vọng việc đi vay sẽ thuận lợi hơn để có thể đầu tư máy móc công nghệ cho sản xuất.
Hiện nay trên cả nước có gần 1.400 DNVVN nội địa sản xuất linh kiện, phụ tùng liên quan đến CNHT như linh kiện điện, điện tử, kim loại, nhựa, cao su, chưa kể riêng ngành dệt may cũng có tới trên 600 DNVVN sản xuất các sản phẩm nguyên phụ liệu hỗ trợ cho ngành.
Ngoài ra điểm mới tại Dự thảo này, đó là tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, DN không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác. Qua đó,việc phối hợp với tổ chức bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định của NHNN tại Thông tư 29/2014/TT-NHNN ngày 9/10/2014, Thông tư 05/2015/TT-NHNN ngày 4/5/2015 và các quy định có liên quan. Nghị định 111/2015/NĐ-CP nêu rõ các sản phẩm thuộc 6 nhóm ngành dệt – may, da – giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo và các sản phẩm CNHT cho công nghiệp công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển.
Đó là các sản phẩm: Xơ thiên nhiên; xơ tổng hợp; da thuộc; vải giả da; linh kiện điện tử – quang điện tử cơ bản; vi mạch điện tử; động cơ và chi tiết động cơ; bánh xe; hệ thống xử lý khí thải ô tô; linh kiện và phụ tùng máy gia công cơ khí, máy hàn; linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu; linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản và muối; thép chế tạo; các loại động cơ thế hệ mới…
Với hy vọng, với Nghị định 111/2015/NĐ-CP, đặc biệt là dự thảo trên của NHNN, việc đi vay sẽ thuận lợi hơn giúp cho DNVVN thuộc ngành CNHT VN  trên đà cơ hội phát triển.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét