Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Ban Kinh tế TW cho rằng, trong những năm qua thu hút, phát triển doanh nghiệp đầu tư cho phát nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới đang được Chính phủ và Nhà nước rất quan tâm…
Mô hình liên kết mang lại hiệu quả cao
Theo ông Tiến, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Tập đoàn TH True Milk, Hoàng Anh Gia Lai, Vingoup, Vinamilk,…đã trực tiếp tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Nhiều mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cung ứng dịch vụ đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất. Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, xác định thị trường…
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Chính điều này cũng giúp tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hút lao động chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông lâm thuỷ sản sang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và đô thị.
Theo số liệu từ Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới, nguồn lực từ doanh nghiệp chưa được tích cực phát huy. Cụ thể năm 2014, triển khai thực hiện Chương trình này mới chỉ đạt 3,71%, so với kế hoạch đề ra của Chương trình là huy động từ doanh nghiệp và vốn khác là 20%. Ông Tiến cho biết, cần có những giải pháp tích cực để khuyến khích doanh nghiệp đầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Những thách thức trong việc phát triển nông thôn mới
Ông Tiến cho rằng có 4 thách thức khiến việc thu hút doanh nghiệp xây dựng nông thôn mới chưa hiệu quả.Về tổng thể, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng thấp so với doanh nghiệp trong nền kinh tế cả về số lượng và quy mô nên sự tương tác thấp, khó khăn.
Hiện đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro. Sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp chịu rủi ro kép: rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và rủi ro do thị trường nông sản bấp bênh. Trong khi sự hỗ trợ của nhà nước và các chính sách bảo hiểm chưa đảm bảo cho nhà đầu tư thấy được cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn so với các ngành khác.
Thực tế cho thấynông dân thu nhập, tích lũy thấp, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh hạn chế nên rất khó hình thành doanh nghiệp nông nghiệp từ những hộ nông dân. Khoảng cách thu nhập giữa nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội có xu hướng ngày càng doãng ra, công tác đào tạo chưa tốt, số lượng doanh nhân xuất phát từ nông dân chưa nhiều.
Giải pháp nào để doanh nghiệp hỗ trợ nông thôn 
Từ những phân tích trên, ông Tiến cũng khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, biết dựa vào dân, khơi dậy tinh thần tự lực, huy động được nguồn lực trong nhân dân, nguồn lực doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Qua đó, cần rà soát, nâng cao chất lượng và quản lý quy hoạch như quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển nông nghiệp…, công khai, minh bạch các quy hoạch, đề án dự án kêu gọi đầu tư; đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, trình tự đầu tư, thanh quyết toán vốn. Nhà nước cần có bước đột phá trong việc ban hành những chính sách nhằm đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đối với doanh nghiệp, thủ tục triển khai những dự án trong nông nghiệp.
 Đồng thời xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, quy trình thủ tục thông thoáng, nhất quán, đột phá, đủ mạnh để huy động nguồn lực của xã hội, nhất là nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các địa phương thực hiện Chương trình trong những năm tới…
Triển khai thực hiện Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), tăng cường quan hệ đối tác giữa nhà nước và tư nhân để cùng xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công cộng, góp phần tăng nguồn vốn đầu tư, hiệu quả quản lý và xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ nhằm hướng đến các mục tiêu: phát triển kinh tế, công bằng xã hội, môi trường bền vững, trên nguyên tắc quan hệ đối tác bình đẳng, ngang hàng nhau và được thông qua một cơ chế hợp đồng ràng buộc về sự đóng góp, chia sẻ tài nguyên, rủi ro, trách nhiệm đã cam kết;…
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm với hộ nông dân, hợp tác xã theo mô hình xây dựng cánh đồng lớn. Tạo môi trường thuận lợi thu hút, phát triển các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của mỗi vùng miền và nâng cao chuỗi giá trị nông sản.
Đồng thời, hỗ trợ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ mới, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm, thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ cao tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét