Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Doanh nhân Việt lừng danh trên đất Mỹ giàu có cỡ nào? (2)

Đó là những doanh nhân đã góp phần khẳng định vị thế của người Việt Nam tại xứ người.
Tỷ phú gốc Việt Chính Chu và 15 lần xin việc thất bại

Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, cha và mẹ của Chính Chu sang Mỹ cùng 6 người con, với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng cả gia đình đều quyết tâm là phải nỗ lực để thành công. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Chính Chu chia sẻ, khi còn đi học ông không bao giờ nghĩ có thể tham gia lĩnh vực tài chính ở Phố Wall, cũng vì tốt nghiệp từ ngôi trường không mấy tên tuổi trong ngành tài chính nên ông gặo không ít khó khăn khi xin việc. Ông nói ông nộp 15 bộ hồ sơ vào các công ty thành phố Wall và nhận lại 15 thư từ chối. Nhưng điều này không khiến ông bỏ cuộc mà làm Chu thêm hứng thú với lĩnh vực này vì những khó khăn khi tham gia. Ông kết luận: "Trong cuộc sống, bạn cần có tính kiên trì để theo đuổi mục tiêu của mình".

Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Hiện tại Chính E.Chu đang là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ). Ông được giới chuyên gia nhận xét là người có khả năng phân tích sâu sắc và nhạy bén về tài chính.

Ông được đánh giá là một trong những thương nhân châu Á thành công nhất. Dưới bàn tay đạo diễn của Chính Chu, Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)...

Báo giới biết đến ông nhiều hơn kể từ khi vén bức màn về "một thương nhân ẩn danh" chi 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower do tỷ phú Donald Trump đầu tư vào cuối năm 2007. Sau cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chu bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu. Năm 2013, ông là "tổng chỉ huy" của chiến dịch mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD.

Đằng sau sự thành công của người tỷ phú gốc Việt Chính Chu là ca sĩ Hà Phương (cô em gái của ca sĩ Cẩm Ly, chị gái của ca sĩ Minh Tuyết).

Đại gia Hoàng Kiều thuộc top giàu nhanh nhất thế giới

Tỷ phú Mỹ gốc Việt - từng được mệnh danh đại gia "hoa hậu" - có tài sản tăng nhanh nhất thế giới năm nay, theo danh sách cập nhật ngày 17/9 của Forbes.

Hiện ông Hoàng Kiều sở hữu 2,8 tỷ USD, là người giàu thứ 627 hành tinh sau khi đã lọt danh sách tỷ phú thế giới của Forbes từ tháng 3 với tài sản khi đó là 1,65 tỷ USD.

Tài sản của tỷ phú 70 tuổi này tăng vọt từ đầu năm nhờ giá cổ phiếu hãng sản xuất huyết tương Shanghai RAAS Blood Products đi lên trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. Ông Hoàng Kiều hiện sở hữu 183,6 triệu cổ phiếu công ty này, tương đương 37% cổ phần.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Ông Hoàng Kiều đã lọt top tỷ phú từ đầu năm nay. Ảnh: BBC
Sinh ra tại Việt Nam, sang Mỹ định cư năm 1975 và hiện sống ở Los Angeles (Mỹ), ông Hoàng Kiều đang là Phó chủ tịch Shanghai RAAS Blood Products. Công ty thành lập năm 1989 tại Trung Quốc, từng lọt top 200 doanh nghiệp vốn hóa dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm 2012.

Người mua cả thị trấn Mỹ

Ông Phạm Đình Nguyên, thị trưởng thị trấn cà phê Việt PhinDeli vừa ra mắt đầu tháng 9, làm được điều bất ngờ: khiến giới truyền thông Mỹ phải quan tâm đến một nơi hẻo lánh đang bày bán cà phê Việt Nam.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Phóng viên Cowboy Bob (Đài radio KRRR) tặng chiếc mũ cao bồi đang đội cho ông Nguyên
Doanh nhân VN Phạm Đình Nguyên đã gây thu hút nhiều đài truyền hình lớn như CBS, ABC, CNBC, PBS cùng phóng viên các hãng thông tấn khác. “Tôi chưa thấy sự kiện nào tổ chức ở một nơi hẻo lánh như Buford mà được báo chí quan tâm như vậy” - bà Amy Bates, giám đốc điều hành Công ty BuckinghamBates Global Marketing, đại diện truyền thông cho PhinDeli tại Mỹ, cho biết.

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên hiện vẫn sinh sống và làm việc tại TP HCM. Ông là Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp Quốc tế (IDS), là ông chủ của thương hiệu cà phê PhinDeli. Mỗi năm, ngài thị trưởng người Việt này chỉ ghé thị trấn PhinDeli xa xôi khoảng hai hay nhiều lắm là bốn lần. Tuy nhiên, ông vẫn điều hành tốt vùng lãnh địa của mình.

Mặc dù không tiết lộ doanh thu vào thời điểm hiện tại, nhưng thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ của ông đang hoạt động rất hiệu quả bởi nguồn thu từ cửa hàng tiện ích, trạm xăng dầu và bốt điện thoại. Đó là những nguồn thu chính của PhinDeli.
(Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét